Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, Tổng vụ Phòng vệ thương mại Ấn Độ (DGTR) đã có thông báo khởi xướng điều tra rà soát hoàng hôn lệnh áp thuế chống trợ cấp đối với ống thép hàn không gỉ có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam và Trung Quốc.
Việc rà soát này được thực hiện ngay trước khi hết thời hạn 5 năm kể từ ngày có quyết định áp thuế chống bán phá giá chính thức hoặc kể từ ngày có kết quả rà soát (nếu rà soát được tiến hành cả về biên phá giá và thiệt hại).
Ấn Độ điều tra chống trợ cấp với ống thép hàn không gỉ Việt Nam
Trước đó, Bộ Tài chính Ấn Độ ban hành kết luận cuối cùng vụ việc điều tra chống trợ cấp đối với sản phẩm ống thép không gỉ xuất xứ từ Trung Quốc, Việt Nam. Cơ quan này quyết định biên độ trợ cấp với các nhà sản xuất/xuất khẩu ống thép của Việt Nam là 0-11,96% (trong đó có 2 công ty có biên độ trợ cấp là 0%); của Trung Quốc là 21,74-29,88%.
Thời hạn áp thuế chống trợ cấp với các biên độ có hiệu lực trong vòng 5 năm từ ngày 17/9/2019.
Được biết, hàng hóa bị rà soát là ống thép hàn không gỉ thuộc các mã HS: 7306 40 00, 7306 61 00; 7306 69 00, 7304 11 10, 7304 11 90, 7304 41 00, 7304 51 10, 7304 90 00, 7305 11 29, 7305 90 99, 7306 11 00, 7306 21 00, 7306 29 19, 7306 30 90, 7306 50 00, 7306 90 11, 7306 90 19, 7 306 90 90. Mã HS không giới hạn phạm vi sản phẩm bị rà soát.
Cục Phòng vệ thương mại cho biết, theo quy định pháp luật về chống trợ cấp liên quan khác của Ấn Độ, sau 5 năm áp dụng, trên cơ sở đề nghị của đại diện ngành sản xuất nội địa, DGTR phải tiến hành rà soát hoàng hôn để xem xét sự cần thiết của việc tiếp tục áp dụng biện pháp chống trợ cấp hoặc xem xét khả năng tái diễn hành vi trợ cấp hoặc thiệt hại của ngành sản xuất nội địa nếu chấm dứt biện pháp.
Cơ quan này khuyến nghị các nhà sản xuất/xuất khẩu liên quan nghiên cứu kỹ các tài liệu, thông tin liên quan tới vụ việc; hợp tác đầy đủ, toàn diện với DGTR.
Bên cạnh đó, các nhà sản xuất/xuất khẩu cần phối hợp, trao đổi thông tin với các đối tác tại Ấn Độ để thu thập thông tin và yêu cầu DGTR xem xét toàn diện lợi ích chung cũng như quyền lợi của người tiêu dùng Ấn Độ. Chú ý thường xuyên liên hệ với Cục để nhận được thông tin và hỗ trợ kịp thời.
-
Giá thép xây dựng lại “dò đáy”, giảm lần thứ 19 liên tiếp
Giá thép xây dựng trong nước lại được điều chỉnh giảm lần thứ 19 liên tiếp, đưa giá bán về 13 triệu đồng/tấn, mức thấp nhất kể từ cuối năm 2020.
-
Một mặt hàng bị Mỹ áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu, Việt Nam thu về 5,2 triệu USD khi xuất bán sang nước này
Tổng thống Mỹ, Joe Biden đã ban hành quyết định áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu với sản phẩm xơ sợi staple nhân tạo từ polyester (Fine Denier Polyester Staple Fiber) nhập khẩu vào Mỹ.
-
Doanh nghiệp Việt chi hơn 10 tỷ USD để nhập khẩu một mặt hàng mà nước ta đang sản xuất nhiều
10 tháng đầu năm 2024, các doanh nghiệp Việt Nam đã chi tới 10,5 tỷ USD để nhập khẩu một mặt hàng quen thuộc, trong đó nhiều nhất là nhập từ Trung Quốc.
-
Tại sao các tập đoàn logistics lớn đang săn lùng container “made in Vietnam”?
Container "made in Vietnam" đang trở thành tâm điểm thu hút sự chú ý của các tập đoàn logistics lớn đến từ Mỹ, Brazil và Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Italia…