Ném đá dò sông
Ngành ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong năm 2013 - Ảnh: D.Đ.Minh
Ông Ngọc - Giám đốc một công ty xây dựng có trụ sở tại Q.3, TP.HCM - cho hay năm 2012, công ty trong tình cảnh cầm cự và thu hẹp như một hộ kinh doanh nhỏ. Ông đã cắt giảm nhân sự, cắt giảm chi phí, nhận xây dựng, sửa chữa cả những căn nhà có giá trị thấp mà vẫn không dám trữ vật liệu khi thi công vì chi phí vay nặng. Cũng rơi vào cảnh máy móc trùm mền, sau 20 năm lăn lộn trong ngành may mặc, ông Lâm - Giám đốc một công ty may có trụ sở tại Q.Tân Bình, TP.HCM, cho hay chưa bao giờ công ty gặp cảnh như năm 2012 với 11 tháng ngưng sản xuất. Vốn của công ty gửi hết vào ngân hàng (NH) để hưởng lãi suất cao, có khi lên đến 18%/năm. Đến tháng 12, lãi suất huy động của NH giảm về 8 - 9%/năm nhưng công ty ông vẫn thương lượng được giá 10 - 11%/năm và cho khởi động lại máy móc để sản xuất hàng phục vụ tết. Thế nhưng mấy tuần nay, hàng hóa vẫn khó tiêu thụ. Ông Lâm tính toán, lãi suất huy động hiện là 8% nhưng vẫn đang có xu hướng giảm nên công ty phải tính đến việc sử dụng nguồn vốn đang gửi tại NH cho hiệu quả. "Không riêng gì tôi, các chủ doanh nghiệp khác cũng chưa tính toán được gì. Cứ ném đá dò sông, xem tình hình đến đâu thì tính đến đó chứ không dám tính trước”.
TS Nguyễn Đắc Hưng - chuyên gia NH, nhận xét CPI năm 2012 là 6,81%, trần lãi suất tiền gửi dưới 12 tháng còn 8%/năm thì
"Thách thức lớn đối với Việt Nam năm 2013 là nguy cơ xảy ra một cuộc khủng hoảng tín dụng, thậm chí là nguy cơ khủng hoảng kinh tế - tài chính nếu tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế vượt khỏi tầm kiểm soát của Chính phủ" Ông Trịnh Quang Anh, Trung tâm nghiên cứu kinh tế Maritime Bank |
người gửi tiền vẫn có lợi trên 1%/năm, bảo đảm lãi suất thực dương. Sang năm nay, định hướng của Chính phủ và NHNN kiềm chế lạm phát dưới 6,8% để hạ lãi suất. Nhưng các tháng đầu năm, đặc biệt là dịp trước và sau Tết Nguyên đán, CPI thường biến động cao hơn mức bình quân các tháng trong năm. Bên cạnh đó, thanh khoản của các NH thương mại đã được cải thiện nhưng thực sự chưa bền vững. Hoạt động của họ cũng thường có biến động vào dịp trước Tết Nguyên đán do nhu cầu rút tiền tăng cao nên vẫn cần phải đẩy mạnh thu hút tiền gửi. Vì vậy, chưa thể giảm lãi suất ở thời điểm hiện nay. Sau đó, nếu lãi suất có giảm thì các bước giảm nhỏ hơn, chỉ khoảng 0,25 - 0,75%/năm đối với trần lãi suất tiền gửi nội tệ.
TS Nguyễn Văn Thuận - Trưởng khoa Tài chính Ngân hàng, Trường đại học Mở TP.HCM - cho rằng lãi suất giảm là điều tất yếu khi sức khỏe của các doanh nghiệp vẫn còn rất yếu. Lãi cho vay hiện nay đã có mức 12%/năm nhưng chưa phải là phổ biến và mức này cần nhân rộng đối với tất cả các khoản vay. Riêng lãi huy động không nên giảm nhanh quá, ở mức 8 - 9%/năm là hợp lý, nếu lạm phát năm 2013 về thấp hơn 2012 thì lãi suất huy động thấp nhất cũng nên ở mức 7%/năm. Ông Đinh Thế Hiển - chuyên gia kinh tế - cho rằng: “Lãi suất huy động có thể giảm xuống 7%/năm nhưng cần có lộ trình và điều này nên diễn ra vào giữa năm. Từ đó lãi suất cho vay giảm tương ứng theo”.
Ẩn số
TS Nguyễn Văn Thuận phân tích, lãi suất huy động thấp cũng không chắc DN rút tiền gửi NH để đưa vào sản xuất kinh doanh vì việc này còn phụ thuộc vào tổng cầu tăng hay không. Tương tự, hiện có nhiều chính sách làm ấm thị trường bất động sản nhưng đã nói là “tảng băng” thì cũng cần có thời gian để phá băng, tan băng. Đó là chưa kể, một "tảng băng" nợ xấu trong hệ thống NH cũng đang cần được giải quyết. Với tương quan trên, dù NHNN đặt ra mức tăng trưởng tín dụng năm 2013 tăng so với năm trước nhưng đạt hay không còn phụ thuộc vào diễn biến kinh tế. Có điều chắc chắn là NHNN đang ưu tiên đến kiềm chế lạm phát nên không nới lỏng chính sách tiền tệ. Vì vậy, viễn cảnh năm 2013 chưa thể sáng sủa. Chỉ có thể gọi là năm chuyển tiếp chứ chưa thể gọi là năm hồi phục.
Lạc quan hơn, ông Đinh Thế Hiển cho rằng vĩ mô năm 2013 không xấu hơn năm 2012 vì đã có những yếu tố phát triển bền vững. Thế nhưng doanh nghiệp vẫn thấy nhiều khó khăn ngổn ngang. Mâu thuẫn này là hiểu được vì về bản chất, những năm khó khăn trước đó đã đốt dần nguồn lực của các doanh nghiệp. Tâm lý này lan tỏa đến cán bộ công nhân viên, đến người dân. Họ thấy lo sợ hơn về việc giảm thu nhập trong năm nay, họ chưa có niềm tin. Chính phủ chỉ mới hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhà nước; ngân hàng thì thẩm định quá kỹ còn phía người đi vay cũng chưa chuẩn bị đầy đủ kế hoạch để tiếp nhận dòng vốn. Tháo gỡ được khúc mắc, khó khăn này thì dòng vốn sẽ vào được sản xuất kinh doanh. Dự kiến tình hình kinh tế sẽ sáng sủa hơn từ quý 2. Riêng đối với thị trường bất động sản vẫn là ẩn số dù rằng đã nhận được nguồn lực từ phía Chính phủ, NH để chuyển động.
Ông Trịnh Quang Anh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu kinh tế Maritime Bank, đánh giá: “Thách thức lớn đối với Việt Nam năm 2013 là nguy cơ xảy ra một cuộc khủng hoảng tín dụng, thậm chí là nguy cơ khủng hoảng kinh tế - tài chính nếu tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế vượt khỏi tầm kiểm soát của Chính phủ. Thực tế, dư địa các công cụ chính sách của Chính phủ hiện nay hoặc quá hạn hẹp, hoặc kém khả thi, ít hiệu lực trong khi thách thức gia tăng khiến Chính phủ lâm vào tình thế “lưỡng nan”. Chính sách tiền tệ đang chịu áp lực nới lỏng khi mà chính sách tài khóa gần như hết dư địa (hụt thu nghiêm trọng làm mức bội chi gia tăng, kể cả trong năm 2013; tín phiếu và TPCP đáo hạn trong 2013; nợ vay nước ngoài đến hạn…). Điều này đồng nghĩa với việc nguy cơ lạm phát cao có thể quay lại mặc dù lạm phát hiện đang được kiềm chế nhờ tổng cầu còn quá yếu. Do đó, điều quan trọng là phải đẩy mạnh tiến trình tái cấu trúc nền kinh tế với sự hy sinh một số chỉ tiêu phát triển trong giai đoạn này.
Một số dự báo chỉ số kinh tế vĩ mô Ngân hàng ANZ dự báo lạm phát Việt Nam năm 2013 rơi vào khoảng 8 - 10%. Lạm phát có nguy cơ tăng đến giữa năm, tuy nhiên có thể kiểm soát được và không quay lại mức 2 con số như 2 năm trước. Các nhà hoạch định chính sách quan tâm đến kiểm soát lạm phát và họ thấy rằng cắt giảm lãi suất thời điểm này không có tác dụng nhiều bằng việc thúc đẩy cung cấp tín dụng cho khu vực kinh tế tư nhân. Theo báo cáo kinh tế vĩ mô Việt Nam, triển vọng thị trường Việt Nam của HSBC, CPI trung bình (phần trăm theo năm) năm 2013 khoảng 9,5%, tỷ giá VND/USD cuối năm 2013 khoảng 21.500 đồng/USD. |
-
Giá vàng tuần tới: Áp lực giảm lớn dần
Giá vàng được dự báo sẽ biến động giằng co trong biên độ hẹp vào tuần tới, sau khi không chinh phụ được ngưỡng cản kỹ thuật 1.700 USD/oz trong tuần này. Giới chuyên gia nhận xét, giá vàng có khả năng sẽ trượt về vùng cận dưới của biên độ.
-
Kinh tế 2013: Ngổn ngang thách thức
Quy mô của nền kinh tế tăng nhanh, trong khi tư duy và năng lực quản lý, điều hành của chúng ta vẫn giữ nguyên, là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến hàng loạt những bất ổn hiện nay. Đó là đánh giá của nhiều chuyên gia tại hội thảo “Kinh tế Việt Nam 2012 – 2013: tái cơ cấu doanh nghiệp và cân đối vĩ mô”, tổ chức cuối tuần qua, tại Hà Nội.
-
Thời gian là kẻ thù của xử lý nợ xấu
Đề án thành lập Công ty Quản lý tài sản (VAMC) đang chờ được phê duyệt. Với nhiều năm kinh nghiệm trên thị trường tài chính quốc tế, các chuyên gia nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam cho rằng, hai điểm đáng chú ý nhất hiện nay là “thời gian” và “thể chế”.