Đối với bất kỳ công trình xây dựng nào, bên cạnh yếu tố bền chắc ở bộ khung kết cấu thì tính thẩm mỹ cũng luôn được đặt lên hàng đầu. Tính thẩm mỹ của một ngôi nhà không chỉ thể hiện ở sự cầu kỳ trong kiến trúc, hay sự xa hoa của các vật liệu hoàn thiện cao cấp mà còn nằm ở lớp trát của công trình.
Thi công trát tường bảo vệ ngôi nhà khỏi ảnh hưởng của các yếu tố môi trường như mưa nắng, gió bão, nấm mốc. Ngoài ra, trát tường đúng kỹ thuật và sử dụng loại vữa trát tường phù hợp sẽ giúp ngôi nhà không bị thấm, nứt tường.
Vữa xi măng
Weberbase levelling plaster là sản phẩm vữa xi măng phổ biến, chuyên dùng để làm phẳng bề mặt tường. Weberbase levelling plaster là sản phẩm phù hợp cho bề mặt tường bê tông, bê tông đúc sẵn, hệ thống tường lắp ghép và bề mặt trát.
Ưu điểm nổi bật của loại vữa xi măng này là có thể làm phẳng bề mặt tường có độ kết dính tốt, che phủ hoàn hảo các vết nứt nhỏ, các bề mặt rỗ hay thô nhám.
Thi công trát tường giúp bảo vệ ngôi nhà khỏi ảnh hưởng của các yếu tố môi trường
Loại vữa xi măng Weberbase levelling plaster sử dụng độ dày thi công từ 2-10mm. Sản phẩm này thân thiện với môi trường, đảm bảo vệ sinh vì không có rác thải, khí thải, nước thải gây ô nhiễm môi trường.
Bên cạnh đó, nhiều công trình hiện nay còn sử dụng thi công trát tường bằng hỗn hợp xi măng và cát. Phương pháp này có ưu điểm là chi phí vật liệu rẻ, không giới hạn về thời gian. Đặc biệt, trát tường bằng vữa xi măng cát có thể sử dụng cho cả nội thất và ngoại thất.
Thông thường, vữa xi măng cát được sử dụng rộng rãi để làm phẳng các bức tường nội thất trên nền gạch đỏ hoặc tấm panel bê tông nhẹ ALC. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc tạo phẳng bằng vữa xi măng trên các bề mặt này gặp khá nhiều thách thức như nứt do co ngót, bộp do không bám dính, chất lượng hoàn thiện không đồng đều.
Vữa tô gốc thạch cao
Tại Việt Nam, ngành xây dựng đang chứng kiến sự thay đổi với tốc độ rất nhanh. Thị trường vật liệu xây dựng truyền thống đang dần dịch chuyển sang các giải pháp và sản phẩm công nghệ tiên tiến.
Saint-Gobain vừa ra mắt sản phẩm vữa tô gốc thạch cao chống nứt và bộp tường 100%
Hiện nay, Nhà nước đang khuyến khích chuyển đổi sử dụng từ vật liệu gạch nung truyền thống sang vật liệu không nung như gạch nhẹ hay các tấm panel bê tông nhẹ tại các công trình xây dựng. Theo đó, các công trình nhà cao tầng (từ 9 tầng trở lên) phải sử dụng tối tiếu 80% vật liệu không nung.
Tuy nhiên, vấn đề thường gặp của các công trình sử dụng vật liệu không nung khi kết hợp với vữa tô trát bằng xi măng, cát truyền thống là tình trạng nứt, bộp, chất lượng hoàn thiện bề mặt không đồng đều.
Mới đây, Saint-Gobain Việt Nam đã giới thiệu sản phẩm vữa tô nội thất gốc thạch cao mới và vượt trội, lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam. Đây được coi là giải pháp tô trát tường hiệu quả, giúp giải quyết triệt để các vấn đề nứt, bộp, nứt chân chim cho tường nội thất.
Đặc biệt, loại vữa trát tường gốc thạch cao này thích hợp với vật liệu xây là gạch block, gạch xi măng cốt liệu, bê tông, tấm panel… Sản phẩm có độ bám dính tối cao, tạo bề mặt hoàn thiện có chất lượng đồng đều, tạo độ dày từ 5-15mm cho 1 lần tô giúp tăng tốc độ thi công hoàn thiện.
Vữa tô nội thất gốc thạch cao Saint-Gobain là một giải pháp thân thiện với môi trường, thay thế cho vữa xi măng cát truyền thống, cung cấp đầy đủ các giải pháp đa năng và cụ thể cho mọi nhu cầu về tường nội thất. Sản phẩm được thiết kế phù hợp với việc thi công bằng tay theo phương thức phổ biến.
Không chỉ khắc phục các vấn đề thường gặp của tường tô trát hoàn thiện, vữa tô nội thất gốc thạch cao Vĩnh Tường-Gyproc còn giúp tiết kiệm thời gian thi công, các bước chuẩn bị đơn giản, trộn sẵn, có thể thi công ngay. Loại vữa này giúp rút ngắn thời gian chờ hoàn thiện sơn bả, chỉ sau 24 giờ có thể sang giai đoạn tiếp theo, thay vì phải chờ từ 14-28 ngày như vữa tô xi măng truyền thống.
Tuy nhiên, loại vữa tô gốc thạch cao này chỉ áp dụng cho thi công nội thất, giá thành chi phí và yêu cầu kỹ thuật thi công cũng cao hơn so với loại vữa xi măng.
Được biết, sản phẩm vữa tô nội thất gốc thạch cao Saint-Gobain được sản xuất theo tiêu chuẩn châu Âu EN 13279 dành cho vữa thạch cao, đạt Chứng nhận hợp chuẩn của Viện Vật liệu xây dựng. Trên thế giới, sản phẩm vữa tô thạch cao này đang được sử dụng rộng rãi và phổ biến ở nhiều nơi như Trung Quốc, Thái Lan và các nước châu Âu.
-
Thạch cao và ứng dụng trong xây dựng
CafeLand – Ngoài các tính năng sử dụng rộng rãi trong y học, thực phẩm, thạch cao còn là vật liệu được ưu tiên lựa chọn trong thi công xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp. Vậy, thạch cao là gì và có những ứng dụng trong xây dựng như thế nào?