CafeLand - Liệu đó có phải là London, sân chơi của những tỷ phú thế giới hay Hong Kong - trung tâm tài chính Châu Á hoặc Singapore? Trên thực tế khảo sát cho thấy hai vị trí đầu tiên trong bảng xếp hạng những thành phố đắt đỏ nhất thế giới thuộc về Châu Phi.

Thành phố nào đắt đỏ nhất thế giới? London – nơi một garage ô tô được bán với giá nửa triệu bảng? Hay Paris, nơi những khách sạn, nhà hàng và tiệm mua sắm phục vụ trên 50 triệu khách du lịch hàng năm?

Câu trả lời, theo nghiên cứu khảo sát hàng năm về mức sống của Mercer (Công ty tư vấn nhân sự hàng đầu trên thế giới), sự thật bạn không thể tiên đoán được: Thành phố Luanda – Angola đứng đầu trong danh sách 200 thành phố được nghiên cứu về mức sống của những người lao động sở tại.

Một chiếc quần jeans được bán với giá cao hơn 240 USD và một bữa ăn nhanh đơn giản buộc bạn phải bỏ ra 18,95 USD ở Saharan - nơi hàng triệu người lao động chỉ kiếm được dưới 2 USD một ngày và cũng là nơi mà Ngân hàng thế giới xếp hạng bình quân thu nhập thấp nhất đứng thứ 7 thế giới theo thứ tự từ dưới lên.

Tại sao? Ngành công nghiệp dầu mỏ ở đây chiếm một nửa GDP quốc gia. Luanda lôi cuốn những lao động trong ngành dầu mỏ từ khắp thế giới. Tất cả thu nhập phải chi trả cho các hàng hóa nhập khẩu và an ninh và đạt mức cao nhất trong 3 năm liên tiếp. “Mặc dù được phát hiện là thành phố đắt đỏ nhất hiện tại, nhưng giá cả của hàng hóa nhập khẩu và việc đảm bảo an ninh cuộc sống tại Angola vẫn sẵn sàng tăng giá tiếp.” – Mercer nhận định.

Hong Kong đứng thứ 2 trong bảng xếp hạng

Các trung tâm tài chính chiếm đa số trong top 5: Hong Kong đứng thứ 2, Zurich – Thụy Sĩ đứng thứ 3, Singapore đứng thứ 4 và Genava đứng thứ 5, theo Mercer.

Với đánh giá dựa trên giá cả của hơn 200 mặt hàng bao gồm: Nhà cửa, giao thông, thức ăn, quần áo, đồ dùng gia đình và các phương thức giải trí của từng thành phố theo tiêu chuẩn của New York.

Đối với, Economist Intelligence Unit’s (EIU) – một cơ quan nghiên cứu uy tín thuộc tạp chí The Economist công bố kết quả khảo sát mới nhất về giá cả mức sống đã đưa ra những chi tiết rõ ràng: Trung tâm tài chính và trung tâm công nghệ cao ở Đông Nam Á – Singapore đứng đầu danh sách. Giá những mặt hàng nhu yếu phẩm cơ bản ở Singapore đắt hơn New York 11%. Phí giao thông vận chuyển cũng rất cao.

Du khách ngắm nhìn chân trời Singapore từ bể bơi khách sạn Marina Bay Sands

Tuy nhiên bảng xếp hạng năm tới của EIU cũng tiên lượng trung tâm ngân hàng của Thụy Sĩ Zurich và Geneva (hiện tại đang đứng ở vị trí thứ 5 và 7) sẽ nhanh chóng leo lên đứng đầu vì sự rút lui của đồng franc Thụy Sĩ ra khỏi Châu Âu trong năm 2015 – theo Jon Copestake, trưởng bộ phận khảo sát cho biết.

“Có sự ảnh hưởng rất lớn của việc thay đổi tỉ giá thất thường trong đối với việc xếp hạng. Đồng USD mạnh lên thúc đẩy rất nhiều thành phố của Mỹ lên thứ hạng cao – chúng tôi đã thấy nhiều thành phố như New York lọt vào top 10, điều chưa từng xảy ra trong một thời gian dài.”

EIU kiểm tra mức giá của 160 mặt hàng từ ổ bánh mì cho tới xe ô tô sang trọng, nhưng không bao gồm bất động sản – mặt hàng được khảo sát riêng và tất cả đều lấy New York làm tiêu chuẩn.

Paris đứng thứ 2 trong bảng xếp hạng của EIU mặc dù đồng euro bị yếu đi

Mặc dù đồng euro yếu đi, Paris vẫn đứng thứ 2 trong năm nay: “Paris vẫn rất đắt đỏ” – theo Copestake. Bốn mươi triệu lượt khách vẫn đến thăm bảo tàng Louvre, tháp Eiffel và những địa điểm nổi tiếng của kinh đô ánh sáng vào năm 2013. Điều này giúp Paris trở thành thành phố đáng tham quan nhất thế giới

“Một xu hướng toàn cầu cho các khách du lịch nước ngoài như Trung Quốc là di chuyển để thưởng thức những dịch vụ sang trọng” – Copestake nói – “Paris không xuất hiện lộ trình giảm giá như những thị trường khác khi những người bán lẻ phải vật lộn kiếm tiền. Mặc dù kinh tế quốc nội gặp vấn đề nhưng phân khúc bán lẻ sẽ vực dậy”.

London, hiện xếp thứ 11 trong bảng xếp hạng EIU, cũng được dự đoán sẽ tăng hạng vào năm tới

“London luôn có truyền thống đắt đỏ, nhưng hiện tại vẫn đang giữ mức giá ổn định trong khi các nơi khác đã đuổi kịp”, theo Copestake.

“Chúng ta có mức lạm phát ổn định trong những năm qua và trước khi nhu cầu tiêu dùng giảm sút tạo áp lực giảm giá. Đó là yêu cầu mạnh mẽ buộc phải giảm giá. Các nhà bán lẻ cần hiểu rõ hơn điều đó để điều hành công việc của họ.”, ông cho biết.

Nếu khảo sát về thị trường nhà ở thì Monte Carlo đứng đầu danh sách. Báo cáo mới nhất của công ty bất động sản Knight Frank đã chỉ ra những bất động sản đắt nhất thế giới ở Monaco.

Về nhà ở thì Monte Carlo - Monaco đứng đầu

Monaco thu hút giới siêu giàu với những sòng bạc có giải thưởng lớn, những bến cảng tàu sầm uất và hơn 30.000 cư dân được hưởng mức thuế rất thấp. Ở đây 1 triệu USD chỉ mua được 17m2. Ở Hong Kong 1 triệu USD mua được 20m2 và London xếp sau với mức 1 triệu USD/21m2. Trong khi với cách tính tương tự ở New York là 34m2, ở Paris là 50m2 và Dubai là 145m2.

Đỗ Đỗ
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.