Tại nghị trường Quốc hội, chiều 30/5 Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi cho biết tăng trưởng kinh tế quý 2 của TP.HCM dự báo đạt 5,87%, tính chung 6 tháng đầu năm 2023 ước tăng 3,55%.
“Đây là nỗ lực rất lớn của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và người dân thành phố, cùng với sự quan tâm của Chính phủ, cơ quan trung ương và các bộ ngành. Kết quả này là rất vui”, ông Mãi phát biểu.
Chủ tịch TP.HCM Phan Văn Mãi. Ảnh: Báo Chính phủ
Theo dự báo mới nhất của Tổng cục Thống kê, tăng trưởng quý 2 của TP.HCM là 5,87%, do quý đầu năm thành phố ghi nhận mức tăng trưởng 0,7%, nên tính chung 6 tháng ước tăng 3,55%.
Trong đó, lĩnh vực công nghiệp, xây dựng dự kiến tăng 4,77% quý 2. Tuy nhiên, do quý trước, khu vực này giảm sâu nên tính chung nửa đầu năm chỉ tăng 0,8%. Dịch vụ là khu vực có mức tăng cao nhất trong các nhóm, lĩnh vực, với dự báo 7,6%, tính chung 6 tháng là 4,96%.
Sản xuất công nghiệp đang khởi sắc, sức mua hàng hóa cải thiện, hoạt động lưu trú, du lịch tăng. Cụ thể, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 5 ước tăng 1,5% so với tháng 4 và tăng 5,5% so với cùng kỳ 2022. Tính chung 5 tháng, IIP tăng 1,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng này cũng tăng hơn 10% so với tháng 5/2022, cộng dồn 5 tháng đầu năm tăng 6,2%. Năm tháng qua, giải ngân vốn đầu tư từ ngân sách ước thực hiện gần 10.200 tỷ đồng, tăng hơn 24% so với cùng kỳ. Riêng hai tháng gần nhất, TP.HCM đã tăng tốc giải ngân được hơn 8.000 tỷ đồng.
Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi nhìn nhận kinh tế của “đầu tàu cả nước” trong tháng 5 có khởi sắc. Hàng hóa bán buôn, bán lẻ và doanh thu từ dịch vụ, du lịch tăng khá. Trong khi đó, nhiều chương trình khuyến mãi được Thành phố, doanh nghiệp tung ra trong 3 tháng hè đã giúp kích cầu du lịch.
Như vậy, sau quý đầu năm các chỉ số kinh tế giảm sâu, TP.HCM đã lấy lại đà tăng trưởng.
Nói thêm về cơ chế đặc thù cho TP.HCM, ông Mãi nêu rõ lần này các cơ chế chính sách tập trung khơi thông các nguồn lực xã hội: Nguồn lực đầu tư xã hội thông qua các hình thức PPP, BOT, BT… hay các cơ chế giúp TP.HCM huy động các nguồn lực qua phát hành trái phiếu…
“Nếu làm tốt, tôi tin rằng TP.HCM trong 5 năm tới sẽ huy động được hàng trăm ngàn tỷ đồng cho đầu tư phát triển. Nếu làm tốt, đây sẽ trở thành động lực mới của TP.HCM và đất nước”, ông Mãi nói.
Tại Hội nghị tình hình kinh tế - xã hội tháng 5/2023, 5 tháng đầu năm và nhiệm vụ giải pháp trọng tâm tháng 6/2023, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên thông tin, TP.HCM đang chuẩn bị kế hoạch triển khai nghị quyết thay thế Nghị quyết 54 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế đặc thù phát triển TP.HCM. Khi nghị quyết được thông qua sẽ triển khai ngay, không chờ đợi.
Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư TP.HCM Lê Thị Huỳnh Mai, thời gian qua, thành phố tập trung giải quyết các vướng mắc về đầu tư công, đầu tư tư nhân. Tuy nhiên, vẫn còn những nội dung chưa đạt được như mong muốn.
Thời gian tới, TP.HCM sẽ đẩy mạnh hoạt động của các tổ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Liên quan đến đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, Sở đã kiến nghị một số giải pháp; trong đó có rà soát, điều chỉnh một số dự án mà công tác chuẩn bị chưa hoàn thành hay có khó khăn nội tại chưa giải quyết được.








-
Đường Võ Văn Kiệt dự kiến nối dài thêm 14,6km, xây dựng 6 cầu vượt sông
Ngày 16/5, Sở Xây dựng TP.HCM đã có báo cáo chi tiết về kế hoạch triển khai dự án nối dài tuyến đường Võ Văn Kiệt thêm 14,6km, bắt đầu từ Quốc lộ 1 đến ranh giới tỉnh Long An. Đây là dự án hạ tầng quy mô lớn, có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược ph...
-
Sẽ áp dụng hình thức công trình xây dựng khẩn cấp cho cao tốc TP.HCM – Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có công văn số 4279/VPCP-CN gửi Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng và Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà liên quan đến đề xuất của VEC về việc triển kha...
-
Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Văn Được: “Chiếc áo” cho doanh nghiệp nhà nước đã chật
Theo đồng chí Nguyễn Văn Được, “chiếc áo” của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) hiện đã chật chội, nhiều tầng nấc, khó quản lý. Vì vậy, cần thay "áo mới” tái cơ cấu để mở không gian phát triển mới, chống lãng phí, trong đó nghiên cứu các mô hình hoạt động...