Cụ thể, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước trong tháng đầu năm đạt 65,43 tỷ USD, tăng 7,5% so với tháng 12/2023. Trong đó, xuất khẩu đạt 34,53 tỷ USD, tăng 9,7% (tương ứng tăng 3,07 tỷ USD); nhập khẩu đạt 30,9 tỷ USD, tăng 5,1% (tương ứng tăng 1,49 tỷ USD). Cán cân thương mại hàng hóa tháng 01/2024 thặng dư 3,63 tỷ USD.
So với tháng 01/2023, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước trong tháng 01/2024 tăng 40,3%; trong đó xuất khẩu tăng 46%, tương ứng tăng 10,89 tỷ USD và nhập khẩu tăng 34,4%, tương ứng tăng 7,91 tỷ USD.
Một số mặt hàng xuất khẩu chính trong thnags như Điện thoại các loại và linh kiện 5,58 tỷ USD, tăng 50,4%; Máy tính sản phẩm điện tử và linh kiện 5,35 tỷ USD; Máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng khác 4,02 tỷ USD; Hàng dệt may 3,13 tỷ USD; Giày dép các loại 1,97 tỷ USD; gỗ và sản phẩm gỗ 1,47 tỷ USD;....
Một số mặt hàng nhập khẩu chính như máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 8,56 tỷ USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác 3,98 tỷ USD; nhóm hàng nhiên liệu gồm than đá, dầu thô, xăng dầu các loại và khí đốt hóa lỏng 2,28 tỷ USD; sắt thép các loại 1,61 tỷ USD;...
Về thị trường xuất nhập khẩu, tháng 01/2024, xuất khẩu có 6 thị trường và nhóm thị trường đạt trên 1 tỷ USD, trong đó xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ đạt trên 10 tỷ USD. Trị giá xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang tất cả các thị trường/khu vực thị trường trên 1 tỷ USD này đều tăng so với cùng kỳ năm trước.
Cụ thể, xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt 10,05 tỷ USD, tăng 64%; EU (27 nước) đạt 4,6 tỷ USD, tăng 40%; Trung Quốc đạt 4,56 tỷ USD, tăng 19% ; ASEAN đạt 3,2 tỷ USD, tăng 47%; Hàn Quốc đạt 2,34 tỷ USD, tăng 38% và Nhật Bản đạt 2,23 tỷ USD, tăng 45% so với cùng kỳ năm trước.
Nhập khẩu có 7 thị trường và nhóm thị trường đạt trên 1 tỷ USD, riêng Trung Quốc đóng góp tới 60% vào tăng trị giá nhập khẩu của cả nước so với tháng 01/2023.
Trong tháng 01/2024, Trung Quốc tiếp tục là thị trường lớn nhất cung cấp hàng hóa cho nước ta. Nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc là 11,88 tỷ USD, tăng mạnh 65%, tương ứng tăng tới 4,66 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.
Như vậy, trong 7,9 tỷ USD tăng nhập khẩu của cả nước so với tháng 01/2023 thì tăng nhập khẩu sang Trung Quốc đã chiếm tới 60%, chủ yếu do tăng nhập khẩu nhóm hàng máy móc, thiết bị, phụ tùng; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; sắt thép các loại và sản phẩm (ba nhóm hàng này tăng 2,81 tỷ USD).
Tiếp theo là nhập khẩu từ thị trường Hàn Quốc đạt 4,19 tỷ USD, tăng 7,3%; ASEAN đạt 3,62 tỷ USD, tăng 20,2%; Nhật Bản đạt 1,95 tỷ USD, tăng 16,4% (tương ứng tăng 275 triệu USD; Đài Loan đạt 1,94 tỷ USD, tăng 32%; EU đạt 1,31 tỷ USD, tăng 28,3% ; Hoa Kỳ đạt 1,24 tỷ USD, tăng 33% so với cùng kỳ năm trước.








-
Hoan nghênh doanh nghiệp đầu tư phát triển đô thị thông minh tại Việt Nam
Chiều 16/7, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng tiếp ông Fung Wai Ka Thomas, Giám đốc Công ty Cơ sở hạ tầng CCC và ông Lai Rong Huo, Chủ tịch Tập đoàn Hero Thâm Quyến.
-
Chính phủ đưa mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm nay từ 8,3-8,5%
Chính phủ đưa ra con số cụ thể là cả nước cần đạt mức tăng trưởng năm 2025 khoảng 8,3-8,5%, tạo đà, tạo lực, tạo khí thế, tạo nền tảng vững chắc để đạt tăng trưởng 2 con số trong giai đoạn 2026-2030....
-
TP.HCM mong muốn Kazakhstan hỗ trợ thiết kế, xây dựng và vận hành trung tâm tài chính quốc gia
Sáng ngày 15/7, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được đã tiếp và làm việc với ông Renat Bekturov, Thống đốc Trung tâm Tài chính quốc tế Astana (AIFC) của Kazakhstan, trong khuôn khổ chuyến thăm và tìm hiểu cơ hội hợp tác tại Việt Nam....