Tam giác tăng trưởng đầy tiềm năng
Trong những năm gần đây, quỹ đất công nghiệp tại Bình Dương gần như cạn kiệt. Tính đến năm 2022, Bình Dương hết các quỹ đất lớn để phát triển các khu công nghiệp quy mô lớn, tỷ lệ lấp đầy đã đạt 90%, giá bất động sản đã đạt ngưỡng cao.
Đó là cơ sở để làn sóng đầu tư FDI bắt đầu dịch chuyển về Bình Phước. Với lợi thế sở hữu quỹ đất rộng lớn, hệ thống hạ tầng ngày càng hoàn thiện, đặc biệt thừa hưởng kinh nghiệm phát triển KCN của Bình Dương, Bình Phước trở thành “điểm sáng” đầu tư hấp dẫn tại thị trường phía Nam.
Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, thu hút đầu tư giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Bình Phước đề xuất quy hoạch 61 khu, cụm công nghiệp với tổng 18.000 ha, chiếm ⅕ tổng quy mô KCN cả nước (2021). Song song với đó là chiến lược phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư (KKTCK) với quy mô hơn 28.300ha.
Bản đồ quy hoạch khu/cụm công nghiệp tại Bình Phước
Trong đó, Chơn Thành là địa phương đi đầu trong phát triển công nghiệp của tỉnh Bình Phước với tốc độ phát triển bình quân 18%/năm. Hàng loạt các trung tâm công nghiệp lớn đã và đang được xây dựng, điển hình là KCN Minh Hưng Hàn Quốc (392ha), KCN Becamex Bình Phước ( 4600ha), KCN Chơn Thành II (84,7ha)...
Đối với thành phố Đồng Xoài đã hình thành 4 khu công nghiệp với quy mô trên 500 ha. Trong đó, khu công nghiệp Đồng Xoài I và Đồng Xoài II đang đi vào hoạt động, thu hút hàng chục nghìn lao động trẻ trên toàn khu vực.
Về mặt xuất nhập khẩu, KKTCK Hoa Lư với hơn 28.300 ha tại huyện biên giới Lộc Ninh, tiếp giáp nước bạn Campuchia là động lực phát triển mới của một vùng kinh tế năng động của tỉnh.
Theo thống kê năm 2020, KKTCK Hoa Lư đã thu hút được 83 nhà đầu tư thực hiện các dự án, với tổng diện tích khoảng 1.719ha; trong đó, có 38 doanh nghiệp đang hoạt động.
Tam giác vàng kinh tế Chơn Thành - Đồng Xoài - Cảng ICD Hoa Lư đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của tỉnh Bình Phước tạo nên trục tăng trưởng mới đầy tiềm năng. Việc này có ý nghĩa quan trọng mở ra cơ hội “bứt phá” cho giao thương và đô thị hóa của tỉnh, tạo nên một bức tranh kinh tế toàn diện đa chiều thúc đẩy sự phát triển trong tương lai.
Hệ thống giao thông đa kết nối
Nhằm tạo sự thông thương tốt nhất cho nhà đầu tư, tam giác kinh tế Chơn Thành - Đồng Xoài - Cảng ICD Hoa Lư đã và đang đón một loạt dự án hạ tầng hiện đại.
Theo đó, tuyến đường QL13 kết nối Tp.HCM- Thủ Dầu Một - Cảng ICD Hoa Lư đã được nâng cấp và mở rộng với vốn đầu từ là 450 tỷ đồng nhằm đáp ứng nhu cầu kết nối thông thường tốt hơn với Campuchia và các khu vực tỉnh, thành lân cận.
Trong tương lai, tuyến đường sắt xuyên Á từ cửa khẩu quốc tế Hoa Lư kết nối với các nước châu Á đang được tiến hành xây dựng. Riêng KKTCK Hoa Lư sẽ tập trung phát triển hệ thống bến bãi, cảng cạn nhằm tạo ra lợi thế cho việc xuất, nhập khẩu hàng hóa liên vùng và xuyên Á.
Khi các tuyến đường này được hoàn thiện sẽ kết nối hầu hết các khu/cụm công nghiệp, hệ thống cảng cạn nhằm hình thành khu vực phát triển năng động bậc nhất vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Mảnh đất chưa được khai phá trong tam giác vàng kinh tế
Nằm ở vị trí trung tâm của tam giác vàng Chơn Thành - Đồng Xoài và Cảng ICD Hoa Lư, Bình Long trở thành tâm điểm hưởng lợi với những lợi thế về hạ tầng, đô thị và kinh tế.
Hàng loạt những hạ tầng và chính sách mở ra cơ hội phát triển vô cùng khởi sắc cho vùng đất Bình Long. Trong đó Cảng cạn ICD, Quốc lộ 13, Tuyến đường sắt Xuyên Á là những hạ tầng chủ lực góp phần thay đổi diện mạo của thị xã Bình Long vươn lên trở thành đô thị phát triển bậc nhất tại Bình Phước.
Đặc biệt, khi áp lực công nghiệp tạo sức nặng cho Chơn Thành, Đồng Xoài thì Bình Long sẽ trở thành điểm đến mới cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.
Hiện tại Bình Long đang sở hữu một số cụm/khu công nghiệp điển hình như: Cụm CN Thanh Phú, cụm KCN Hưng Chiến, KCN Việt Kiều… Đặc biệt, với quỹ đất rộng lớn hiện có Bình Long sẽ phát triển những khu công nghiệp quy mô, đồng bộ trong tương lai.
Cụm CN Thanh Phú - Bình Long
Có thể thấy, Bình Long đang là điểm đến công nghiệp lý tưởng góp phần thực hiện khát vọng thủ phủ công nghiệp mới đến năm 2030 của Bình Phước. Những gì mà Bình Long sở hữu đang cho thấy những triển vọng của một đô thị phát triển tiềm năng hàng đầu tại đây.
Với tiềm năng về quỹ đất rộng lớn, hạ tầng giao thông đồng bộ và hưởng lợi từ các khu/cụm công nghiệp hiện hữu, Thị xã Bình Long sẽ là khu vực nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước trong thời gian sắp tới.
-
Liên danh Vingroup – Techcombank đề xuất gì với tỉnh Bình Phước về dự án cao tốc hơn 25.500 tỷ đồng?
Trong buổi làm việc mới nhất với UBND tỉnh Bình Phước, Liên danh Vingroup – Techcombank đã có những đề xuất nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình đầu tư dự án cao tốc Chơn Thành – Gia Nghĩa....
-
Bình Phước khởi công loạt dự án, trong đó có đoạn 2 Khu công nghiệp hơn 4.500ha
Khu công nghiệp Becamex Bình Phước nằm trên thị xã Chơn Thành, với tổng diện tích quy hoạch sử dụng đất là hơn 4.500ha. Trong đó khu công nghiệp là 2.448ha, còn lại là khu dân cư.
-
Bình Phước khánh thành nhà máy sản xuất lốp xe 500 triệu USD
Nhà máy được xây dựng trên diện tích 43 ha thuộc Khu công nghiệp Minh Hưng - Sikico, công suất sản xuất 14,4 triệu lốp xe mỗi năm.