03/06/2014 3:15 PM
Hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng vẫn đang gặp phải những thách thức lớn. Nhiều ngân hàng giảm nhân sự, giảm lương, thu hẹp quy mô. Gánh nặng nợ xấu khiến cho lợi nhuận của các ngân hàng sụt giảmmạnh do phải trích lập dự phòng, còn việc bế tắc trong khâu tìm kiếm đầu ra cho nguồn vốn khiến cho việc duy trì hoạt động của các ngân hàng càng trở nên khó khăn.

Khách hàng doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu khách hàng của các ngân hàng, mà các doanh nghiệp vẫn đang gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, nên nhu cầu về tín dụng không cao. Không những thế, từng khối doanh nghiệp cụ thể lại có những vấn đề khác nhau. Với các doanh nghiệp nhà nước, do đang trong quá trình tái cơ cấu, thực hiện công tác cổ phần hóa nên việc mở rộng hoạt động sản xuất - kinh doanh chưa được chú trọng.

Hai ngành trước đây thường có nhu cầu vay vốn nhiều là sản xuất thép và xi măng thì nay phải giảm công suất và sản lượng do nhu cầu trong nước giảm. Nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa trong giai đoạn kinh tế suy thoái đã phải tạmdừng hoạt động, phá sản.

Số còn trụ lại vẫn đang tiếp tục khó khăn, nên ít có nhu cầu vay vốn hoặc nếu có nhu cầu thì lại không đủ điều kiện để được cho vay. Khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đa phần làm ăn có hiệu quả nhưng ít có nhu cầu vay vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam do đã có nguồn tài trợ từ công ty mẹ ở nước ngoài.

Trước tình hình đó, Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại tiếp tục có những động thái tích cực nhằm tăng cung tiền cho nền kinh tế. Nguồn vốn giá rẻ tiếp tục được đưa ra thị trường. Chẳng hạn, Ngân hàng Nhà nước đã chính thức thực hiện thí điểm sản phẩm tín dụng liên kết bốn nhà tại tám ngân hàng thương mại, nhằm góp phần tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, đẩymạnh tiêu thụ hàng tồn kho bất động sản, vật liệu xây dựng.

Một số ngân hàng trước đây thường chỉ quan tâmđến hoạt động tín dụng dành cho các doanh nghiệp lớn, nên khi hoạt động cho vay bị ngưng trệ, họ lập tức lao đao. Nay, tuy thu nhập từ hoạt động tín dụng vẫn là nguồn chính, nhưng các ngân hàng đã có thêm nhiều sản phẩm dịch vụ khác dành cho doanh nghiệp và đặc biệt là quan tâm hơn đến khối khách hàng cá nhân.

Việc tận dụng nguồn vốn chi phí thấp là dòng tiền của khách hàng chảy trong ngân hàng (hưởng lãi suất không kỳ hạn, hiện là 1%) cũng góp phần không nhỏ giúp cho các ngân hàng giảm được chi phí đầu vào, là tiền đề cho việc giảm chi phí đầu ra. Bởi với tình hình kinh doanh đồng vốn hiện nay, nếu chỉ dựa vào mức chênh lệch lãi suất đầu vào - đầu ra thì nhiều ngân hàng gần như không có lãi.

Chẳng hạn, với lãi suất huy động 6%/năm và lãi suất cho vay 7 - 9%/năm, trừ các khoản chi phí như trích lập dự phòng rủi ro, dự trữ bắt buộc, chi phí quản lý… khoảng 1 - 2%/năm thì phần lợi nhuận của ngân hàng là không đáng kể. Ngay cả với các ngân hàng thương mại nhà nước, huy động được vốn rẻ hơn thì lãi biên tín dụng cũng rất thấp, dưới 1%.

Tuy nhiên, khó khăn của nhóm ngành này lại mở ra cơ hội cho những nhóm ngành khác. Có một thực tế là sau nhiều năm chịu mức lãi suất cho vay rất cao, nay các doanh nghiệp mới được tiếp cận nguồn vốn ngân hàng với mức lãi suất hấp dẫn.

Hiện mặt bằng lãi suất cho vay dành cho doanh nghiệp bình thường chỉ ở mức 9 - 10%/năm với ngắn hạn, 11 - 12%/ năm với trung và dài hạn. Một số doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, minh bạch, phương án, dự án sản xuất kinh doanh hiệu quả sẽ được vay với lãi suất chỉ 6 - 7%/ năm, thậm chí 5%/năm. Điều này tuy là một sức ép đối với các ngân hàng nhưng lại mở ra triển vọng phục hồi cho các doanh nghiệp

Minh Hằng (DNSG)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.