Việc đại gia ngân hàng Đông Nam Á (Seabank) cũng đang tính chuyện sáp nhập theo hướng “Nam tiến” đã hé mở một số đầu mối về đối tượng được nhắm kết hôn.
Với làn sóng sáp nhập ngân hàng thứ hai đang diễn ra mạnh mẽ, một loạt các ngân hàng lớn nhỏ cũng đã có kế hoạch mua bán sáp nhập (M&A). Mới đây nhất, thông tin SeaBank tính chuyện sáp khiến thị trường “tò mò” về đối tượng nào lọt vào “tầm ngắm” của ngân hàng này.
Đông Á Bank - đích ngắm đầu tiên
Theo thông tin không chính thức thì SeaBank sẽ tính chuyện sáp nhập theo hướng “Nam tiến” và Đông Á Bank là một trong những cái tên đầu tiên lọt vào tầm ngắm.
Chính thức lên tiếng sẽ tính chuyện M&A kể từ năm 2012 nhưng cho đến hiện nay, NHTMCP Đông Á vẫn là một trong những TCTD “chậm tiến” nhất với câu chuyện này. Một thành viên từng thực thi tư vấn tái cấu trúc cho Đông Á Bank từng chia sẻ với DĐDN, dù vậy Đông Á Bank đã và đang nỗ lực tái cấu trúc; thậm chí cũng đã từng… thay nhiều nhóm tư vấn khác nhau để tìm lối đi đưa NH thoái ra khỏi “định vị” tạm thời là một NH nhỏ đi chậm, bước sau nhưng nhờ đó có thêm lợi thế một NH “ổn”, chưa từng “kết hôn” cùng ai.
Thế nhưng, sau nhiều năm liên tiếp chỉ có nợ xấu quanh ngưỡng 1,33%-169% (từ 2009 tới 2011), năm 2012 và 2013, nợ xấu của Đông Á Bank bỗng… nhân đôi. BCTC hợp nhất quí I/2014 thể hiện nợ xấu Đông Á Bạn hiện đang lên tới 2.112 tỷ đồng, chiếm 3,99% tổng dư nợ tương đương nợ xấu cuối 2013. Như vậy dù nỗ lực, NH này dường như vẫn chưa có hướng ra để giảm bớt tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ.
Nói cho công bằng thì 3,99% nợ xấu mà Đông Á Bank đang có cũng không phải quá nhiều nếu so với tỷ lệ nợ xấu trên toàn hệ thống (theo NHNN là tính đến tháng 2/2014, nợ xấu toàn hệ thống chiếm 9,71% tương đương 308.000 tỷ đồng), và nếu so với một số NH đang có tỷ lệ nợ xấu cao ví dụ như Phương Nam Bank. Tuy nhiên, với một NH có vốn điều lệ tương đối ở mức trung bình (5.000 tỷ đồng) và có một lịch sử tăng trưởng cho vay tăng dần đều, tỷ lệ nợ xấu luôn ở mức an toàn cộng thêm một tỷ lệ bảo đảm an toàn vốn tối thiểu CAR cũng luôn ở mức an toàn, thì việc “show” con số nợ xấu nói trên vẫn khiến nhiều cổ đông bất an. Đáng lưu ý là trong quí I/2014, Đông Á Bank cũng rơi vào tình cảnh tăng trưởng tín dụng âm trong khi tăng trưởng huy vốn cộng dương khiến bước khởi động tới một số các chỉ tiêu tài chính trong năm 2014 như tổng dư nợ cho vay so với năm 2013 tăng 12% hay tỷ lệ nợ xấu dưới 3% tất yếu có phần khó khăn.
Vấn đề là nếu đặt Đông Á Bank trong “tầm ngắm” của Seabank - ngoài yếu tố nợ xấu chưa được giải trừ và bản thân Đông Á Bank cũng chưa có hướng ra để thuyết phục cổ đông về một chiến lược cạnh tranh mạnh mẽ cùng với các NHTMCP đang dần phình to trong tương lai – thì mọi yếu tố khác khó chứng tỏ khả năng liên kết giữa hai NH. Duy nhất, ngoại trừ cái tên của hai nhà băng là có điểm gần tương đồng và hơn thế, hai NH này cũng có quy mô vốn điều lệ gần tương đương nhau. Ngoài ra, một yếu tố bên lề khá mới nhưng chưa biết liệu có liên quan là tân Chủ tịch Đông Á Bank, ông Cao Sỹ Kiêm - từng là Thống đốc NHNN có nhiệm kì từ 1989-1997, ở giai đoạn cấp phép thành lập SeaBank.
Theo thông tin bên lề Đại hội đồng cổ đông thường niên của Đông Á Bank, đã có 2 TCTD đặt vấn đề M&A với NH này. Song trước mắt NH chưa có quyết định gì và đã ra nghị quyết tăng vốn điều lệ thêm 1.000 tỷ đồng thông qua tìm kiếm đối tác chiến lược. Yếu tố này cũng tăng thêm lực loại trừ khả năng hai NH cùng có chung những thành tố “Đông” và “Á” trong thương hiệu NH, có thể “vừa mắt” nhau.
Việt Á Bank - tìm cộng lực
Từ một NH Nông thôn ở miền Trung (Đà Nẵng) thông qua sáp nhập, VietABank nay là một NH nhỏ đóng trụ sở ở phía Nam với vốn điều lệ đang có là 3.098 tỷ đồng. NH này cũng đã lên phương án tính chuyện M&A trong năm 2014.
Có một điểm khá thú vị và khiến việc “liên hệ” giữa VietABank với SeaBank dễ dàng hơn, là hai NH này có cùng cổ đông/ chủ sở hữu lớn nhất đều là những đại gia bất động sản. Nếu như ở SeaBank, NH có cổ đông lớn là BRG Group thuộc bà Nguyễn Thị Nga, người nổi tiếng với hàng loạt dự án địa ốc, sân golf, đặc biệt là cú đầu tư vào khách sạn 5 sao Hilton Hà Nội Opera làm Chủ tịch, thì ở VietABank, năm 2010, Tập đoàn Đầu tư Việt Phương với mũi nhọn địa ốc đã tiến quân vào đây. Ông Phương Hữu Việt - Chủ tịch Tập đoàn Đầu tư Việt Phương nay đang kiêm Chủ tịch HĐQT NH Việt Á. Bỏ ngoài rất nhiều chức danh và quá trình lập nghiệp, ông Phương có thể cũng là một nhân vật “chung tiếng nói” với nữ doanh nhân Nguyễn Thị Nga: Ông từng học ở ĐH Hàng hải Odessa, từng là Phó Chủ tịch Hội hữu nghị VN – Ukraina. Trong khi đó, trước khi trở thành Chủ tịch HĐQT Đông Á Bank, bà Nga cũng từng tham gia và có thời gian đảm nhiệm chức Chủ tịch HĐQT Techcombank – một NH được sáng lập bởi những doanh nhân Việt có lịch sử kinh doanh tại Đông Âu.
Về khía cạnh kinh doanh, VietABank đang là một trong những NH cần được tái cơ cấu. Ngân hàng này cũng đang cần những giải pháp để vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay. Một trong những giải pháp có thể hiệu quả, là tìm cộng lực từ những người cùng chung tiếng nói, có mối quan hệ liên quan trong hoạt động kinh doanh. VietABank nếu muốn tìm cộng lực từ SeaBank, vì lẽ đó cũng rất có thể.
Và những đích ngắm khác
Ngoài những nhà băng kể trên, vẫn còn khá nhiều nhà băng nhỏ, trung bình lẫn lớn đang cần sự cộng hưởng từ đối tác hoặc một TCTD khác để tái cấu trúc theo chiến lược năm nay và 2015. Ví dụ như: VietCapital với kế hoạch M&A chưa tỏ lộ đối tượng. AnBinhBank với chủ sở lớn nhất, đại gia Vũ Văn Tiền – người đồng chí hướng đầu tư xuất nhập khẩu, siêu thị và hàng sản xuất công thương của VN như bà Nga (ông Vũ Văn Tiền hiện là CTHĐQT CTCP Xuất nhập khẩu Hà Nội Geleximco, bà Nguyễn Thị Nga là CT HĐQT CTCP Intimex Việt Nam). KiênLongBank khá im hơi lặng tiếng nhưng có cấu trúc chủ sở hữu nghiêng về các đại diện cổ đông kinh doanh địa ốc - lĩnh vực “ruột” của Tập đoàn BRG…
Trong số kể trên, chỉ có Viet Capital Bank và Eximbank là tỏ lộ ý định quan tâm kế hoạch M&A một cách rõ ràng. Song với thực tế “càn quét” của làn sóng M&A thứ hai đang đi qua thị trường tài chính-ngân hàng như bão, chưa thể nói chắc danh sách những cái tên muốn M&A này đã chính thức dừng lại.
Ngoài ý tưởng M&A để Nam tiến chưa được ĐHCĐ chính thức thông qua, SeaBank hẳn cũng sẽ rà soát bản thân mình trước khi tìm kiếm đối tượng như ý. Và nếu SeaBank thực sự tính M&A để mở rộng, phát triển hơn nữa, NH này sẽ đặt mục tiêu tìm kiếm đối tác ra sao? Là đối tác có hệ thống, mạng lưới bán lẻ tốt để phối kết hợp phát triển mục tiêu NH bán lẻ đa năng đã định, hay sẽ là đối tác chấp nhận “nộp mình” xóa tên khỏi bảng số lượng NH đang ngày càng rút ngắn? Quan trọng nhất, thị trường có đạt được lợi ích kép như đa số các thương vụ M&A được hoạch định mục tiêu nhắm tới, hay sẽ xuất hiện yếu tố đậm tính liên minh giữa các nhà băng - đại gia tài chính NH trong tương lai?...
Dù thế nào, cũng vẫn phải chờ kế hoạch M&A của SeaBank thực sự chuyển động.
Lê Mỹ (Diễn đàn doanh nghiệp)
VIP
SHOPHOUSE TẦNG ĐẾ. SHOPEHOUSE DỰ ÁN VŨNG TÀU CENTRE POINT
12 tỷ 500 triệu- 207m2
Vũng Tàu, Bà Rịa - Vũng Tàu
Hôm nay
0939868***
VIP
Shophouse vị trí đắt địa ngay KCN Tân Hương
2 tỷ 300 triệu- 86m2
Châu Thành, Tiền Giang
Hôm nay
0356020***
VIP
Nhà giá rẻ Quận 10 P.12 Cao Thắng ngang 9m dài 6m 1 trệt 2 lầu HC đủ.
5 tỷ 600 triệu- 54m2
Quận 10, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0911194***
VIP
Bán shophouse Novaword Phan Thiết Mặt Tiền Biển Đẹp dãy Florida 1
7 tỷ 600 triệu- 120m2
Phan Thiết, Bình Thuận
Hôm nay
0917496***
VIP
SUN PONTE RESIDENCE MẶT SÔNG HÀN VỚI GIÁ & CSBH CỰC KỲ ƯU ĐÃI
Thương lượng- 60m2
Sơn Trà, TP. Đà Nẵng
Hôm nay
0922156***
VIP
Nhà phố căn góc 2 mặt tiền, shophouse mặt tiền 25m Quận 12 cam kết lợi nhuận 50%
9 tỷ 100 triệu- 0m2
Quận 12, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0931000***
VIP
Bán lô đất 69,3m2 Hoàng Diệu, gần ra mặt tiền đường số. Không quy hoạch. 4,2 tỷ
4 tỷ 200 triệu- 69.3m2
Quận 4, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0906782***
VIP
Top nhà vị trí đẹp 3 x 10m 1 trệt 4 lầu Nguyễn Thiện Thuật Q3 TP.HCM
6 tỷ 900 triệu- 30m2
Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0817409***
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.