Theo đó, mục tiêu cụ thể trong cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) giai đoạn này bao gồm:
Giảm lãi suất cho vay trung bình xuống mức chênh lệch hợp lý so với mức lãi suất huy động và có tính cạnh tranh so với mức lãi suất cho vay trung bình tại các nước trong khu vực, phù hợp với thay đổi cấu trúc nền kinh tế.
Tiếp tục thực hiện xử lý nợ xấu, nghiên cứu hoàn thiện khung khổ pháp lý về xử lý nợ xấu, tiến tới thành lập thị trường mua bán nợ chuyên nghiệp Việt Nam. Kiểm soát và hạn chế nợ xấu phát sinh.
Nợ xấu nội bảng của toàn hệ thống các TCTD duy trì ở mức dưới 3%, từng bước phát triển thị trường mua bán nợ.
Đặc biệt, Bộ KD và ĐT cũng đặt mục tiếu sẽ có ít nhất 2-3 ngân hàng thương mại nằm trong tốp 100 ngân hàng lớn nhất về tổng tài sản trong khu vực châu Á và niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán nước ngoài.
Đến năm 2025, tất cả các ngân hàng thương mại áp dụng Basel II theo phương pháp tiêu chuẩn.
Tăng cường năng lực tài chính và chất lượng tín dụng của các TCTD, đặc biệt là các ngân hàng thương mại, tăng cường tín dụng an toàn, hiệu quả, chuyển dịch cơ cấu tín dụng, tập trung vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Phối hợp với các bộ, ngành nghiên cứu hoàn thiện hành lang pháp lý để thí điểm các vấn đề mới phát sinh như cho vay ngang hàng, quản lý tiền điện tử, tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương.
Thúc đẩy chuyển đổi số và phát triển mô hình ngân hàng số nhằm gia tăng trải nghiệm khách hàng trên cơ sở ứng dụng các công nghệ CMCN 4.0. Đẩy mạnh phát triển thanh toán không dùng tiền mặt. Đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho thúc đẩy ứng dụng và đổi mới công nghệ.
-
Cổ phiếu ngân hàng hút dòng tiền khủng
CafeLand - Chỉ trong vòng 30 phút giao dịch đầu tiên ngày 1/4, cổ phiếu STB của Sacombank đã thu hút 6 triệu đơn vị được chuyển nhượng, trị giá 130 tỷ đồng.