Sự êm đềm không bình thường bao trùm các thị trường tài chính sau đại dịch COVID-19 đang bị khuấy động bởi những dấu hiệu đáng ngại cho thấy đồng đô-la Mỹ đang gặp khó khăn. Đây không chỉ là vấn đề về thời điểm từ bỏ rủi ro hoặc chênh lệch lợi nhuận như một số ý kiến nhận định. Một điều gì đó căn bản hơn đang thực sự diễn ra.
Điều khiến cho sự biến động của đồng đô-la Mỹ trở nên đặc biệt đáng lo ngại là đồng tiền quan trọng bậc nhất này đang sụt giảm không chỉ đối với những bản vị như vàng và bạc, mà còn đối với nhiều thước đo giá trị khác, bao gồm các đồng tiền quan trọng trên thế giới. Một sự sụt giảm chung của đồng tiền mạnh nhất thế giới rất hiếm khi xảy ra.
Đồng đô-la Mỹ đang ở mức thấp nhất trong hai năm so với giỏ tiền tệ. Tuyên bố của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Jerome Powell ngày 29/7 rằng cơ quan này sẽ duy trì chính sách tiền tệ được nới lỏng, ít nhất tới cuối năm nay cũng báo trước sự tiếp tục suy yếu của đồng đô-la Mỹ.
Kể cả khi đồng tiền dự trữ và giao dịch chính đang không thực sự lung lay, thì sự biến động của nó cũng cho thấy những kịch bản mà đồng tiền này phải chia sẻ vị trí cực điểm với các đồng tiền khác, thể hiện một trạng thái bất ổn của chính đồng tiền này.
Nhiều chuyên gia cho rằng đồng đô-la Mỹ sẽ tiếp tục giữ vị trí tối quan trọng trên toàn thế giới, khi mà đồng Euro không có khả năng mang lại sự thách thức thực sự, và Trung Quốc đang thận trọng trong việc gỡ bỏ các biện pháp kiểm soát tỷ giá Nhân dân tệ, còn đồng yên Nhật thực sự không phải là một đối thủ nặng ký.
Tuy nhiên, những sự kiện gần đây thể hiện rằng đồng đô-la Mỹ đang suy yếu từ chính bên trong nước Mỹ, khi quốc gia này đang rút lui ngày càng nhiều khỏi các nghĩa vụ quốc tế và nền kinh tế của Mỹ cũng đang gặp suy thoái. Trong tình cảnh này, một phần trong rất nhiều nhà xuất khẩu phụ thuộc vào Trung Quốc có thể bị thuyết phục chấp nhận nhiều giao dịch bằng đồng Nhân dân tệ hơn.
Như một số chuyên gia nhận định, sự sụt giảm của đồng đô-la Mỹ cơ bản phản ánh hiện thực rằng các nhà quản lý tài chính đang từ bỏ đồng tiền tệ của Mỹ để kiếm lợi nhuận khi lợi nhuận thực tế hoặc lợi nhuận được điều chỉnh theo lạm phát đối với các chứng khoán dựa vào USD đạt mức 0 hoặc thậm chí âm.
Đây chắc chắn là một yếu tố nhưng rõ ràng có nhiều thứ về sự sụt giảm này, bên cạnh lợi nhuận. Như đã nói ở trên, lòng tin và niềm tin vào các đồng tiền tệ với vai trò là các thước đo giá trị và là các phương tiện trao đổi không đủ mạnh để được thuyết phục rằng nguồn cung của họ hầu như là vô tận.
Điều này sẽ đánh chìm các thị trường tài chính và làm suy yếu nền kinh tế toàn cầu khi các thị trường tài chính tiếp tục vô tình trượt giá nhưng không ổn định trên những sự hỗ trợ mỏng manh của đồng đô-la Mỹ, bất kể dưới dạng mua vào trái phiếu chính phủ, các khoản vay cứu trợ, tráo đổi tiền tệ, hay những đợt bơm thanh khoản khác.
Chính sách tiền tệ bất thường đã kiểm tra độ tin cậy của những người không thoải mái về sự sẵn của quá nhiều sự hỗ trợ "miễn phí". Trước hết, các lãi suất đã giảm xuống mức thấp nhất trong lịch sử hoặc thậm chí bằng 0, các ngân hàng trung ương hút sạch chứng khoán trên thị trường và rồi các chính phủ bắt đầu phát tiền khắp nơi.
Động cơ đằng sau tất cả những động thái này là nhu cầu duy trì tổng cầu, nâng cao giá trị tài sản và ngăn chặn một cuộc khủng hoảng hệ thống tài chính. Nhưng theo lời chuyên gia Hung Tran từ tổ chức nghiên cứu Atlantic Council tại Washington, các ngân hàng trung ương đang liều mạng tạo ra tâm lý ỷ lại khi đóng vai một bên cho vay "chốt chặn" quá hăng hái.
Như ông đã lưu ý trong nghiên cứu gần đây, "cái bẫy" này "xuất hiện khi những bên tham gia thị trường nhận thấy quá ít hoặc hầu như không có hậu quả của việc chấp nhận các rủi ro tiềm ẩn quá mức, vì họ tin rằng họ sẽ được bảo vệ nếu mọi thứ trở nên tồi tệ".
Những động thái sau dịch COVID-19 của các ngân hàng trung ương giúp bình ổn thị trường, chuẩn bị cho quá trình hồi phục kinh tế. Nhưng sau các đợt nới lỏng tiền tệ lớn trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa qua, những động thái này đã "củng cố niềm tin của thị trường rằng [các ngân hàng trung ương] sẽ [luôn] thực hiện các biện pháp chính sách để bảo vệ thị trường tài chính khỏi các tổn thất trên diện rộng".
Vì vậy, cũng không bất ngờ khi mọi người không quá lo ngại về những vấn đề nghe có vẻ trừu tượng như tâm lý ỷ lại trong lúc những rủi ro sức khỏe trực tiếp hơn như dịch Covid-19 đang hoành hành và chiếm trọn tâm điểm của sự chú ý cũng như các cuộc tranh luận trên toàn thế giới.
Nhưng những rủi ro tài chính đang lên không chỉ đến từ các chính sách về lãi suất và các biện pháp điều tiết tiền tệ khác. Các ngân hàng trung ương đã cho phép các chính phủ cấp vốn cho các chương trình kích thích tài khóa lên tới 11 nghìn tỷ USD trong thời kỳ đại dịch, làm gia tăng tổng nợ chính phủ lên đến 70 nghìn tỷ USD, theo đánh giá của Viện Tài chính Quốc tế.
Theo lý thuyết tiền tệ hiện đại, đây không hẳn là một vấn đề quá nghiêm trọng vì đối với những quốc gia như Hoa Kỳ, nơi họ có thể phát hành các đồng tiền quốc tế lớn, thì phát hành nợ công chỉ đơn giản là một "giao dịch kế toán" giữa chính phủ và ngân hàng trung ương. Khi được giải phóng khỏi các hạn chế về phát hành tiền để trả nợ, các chính phủ có thể tùy ý phát hành nợ tràn lan và biện minh cho điều đó bởi nhu cầu duy trì tổng cầu.
Điều này mang chúng ta quay trở lại với đồng đô-la, khi mà các thị trường xem một đồng tiền bị sụt giảm ít có giá trị hơn tờ giấy mà chúng được in lên. Các thị trường đang mua các kim loại quý để thay vào đó, cùng với các tiền tệ khác ngoài đồng đô-la. Điều này là rất nguy hiểm vì nhiều thứ có thể bị kéo giảm theo đồng đô-la, từ dự trữ và thương mại toàn cầu, cho tới các giao dịch ngân hàng – tài chính và hàng hóa các loại.
Nước Mỹ có thể trở thành kẻ thua cuộc lớn nhất. Đặc quyền tham vọng mà quốc gia này được hưởng nhờ đồng đô-la là đồng tiền toàn cầu có nghĩa là nước Mỹ không phải đối mặt với các cuộc khủng hoảng cán cân thanh toán khi họ nhập khẩu bằng đồng tiền của mình. Nhưng cũng có thể đồng đô-la sẽ đi theo một con đường có tương lai mờ mịt giống như đồng bảng Anh.
-
Vì sao giá vàng mất mốc 2.000 USD/ounce?
Chuyên gia tại Moya nói với Zing giá vàng đang bước vào đợt điều chỉnh lành mạnh. Nếu sức mạnh của đồng USD tiếp tục duy trì, áp lực giảm giá sẽ đè nặng lên vàng trong tuần này.