Tấm "áo mới" Hoa Sen Home
Hoa Sen Home là hệ thống siêu thị vật liệu xây dựng và nội thất được nâng cấp từ hệ thống phân phối bán lẻ của Tập đoàn Hoa Sen trước đây. Hệ thống siêu thị này được chính thức triển khai từ đầu năm 2021.
Tính đến đầu năm 2023, theo thông tin trên website, Hoa Sen Home đã có 110 cửa hàng trên cả nước, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Nam Bộ và Tây nguyên. Lãnh đạo Hoa Sen cho biết, giai đoạn 2022-2023 vẫn sẽ mở mới với tốc độ từ từ, tùy tình hình do sức mua giảm mà tập trung vào quản trị, công nghệ để tối ưu hóa hiệu quả.
Thực tế nhiều năm nay, Hoa Sen vẫn duy trì song song hai mảng kinh doanh chính là sản xuất và thương mại
Trước đó, Hoa Sen đã thông qua chủ trương chuyển đổi một đơn vị thành Công ty cổ phần Nhựa Hoa Sen để tiếp nhận toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của mảng nhựa, đồng thời thành lập mới Công ty cổ phần phân phối Vật liệu xây dựng & Nội thất Hoa Sen (gọi tắt là Hoa Sen Home) để tiếp nhận toàn bộ hoạt động kinh doanh của mảng phân phối và bán lẻ.
Trên thực tế nhiều năm nay, Hoa Sen vẫn duy trì song song hai mảng kinh doanh chính là sản xuất và thương mại. Trong đó, doanh nghiệp này chủ yếu sản xuất các sản phẩm chính như tôn, thép, nhựa… và được người tiêu dùng biết đến nhiều nhất là Tôn Hoa Sen, ống kẽm và ống nhựa Hoa Sen.
Ở thời điểm hiện tại, Hoa Sen đang dẫn đầu về mặt hàng tôn, thứ hai về ống thép và thứ ba về ống nhựa trên cả nước. Riêng đối với mặt hàng tôn, Hoa Sen dẫn đầu cả ở thị trường Đông Nam Á. Tuy nhiên, Chủ tịch Hoa Sen cho rằng "chiếc áo" phân phối sẽ phù hợp với Hoa Sen khi mảng sản xuất đã gần như đã hết dư địa đối với công ty.
Cụ thể, việc chưa tự chủ được nguyên liệu đầu vào và phụ thuộc nhiều vào diễn biến giá thép cuộn cán nóng HRC đã khiến cho Hoa Sen nếm trái đắng khi thua lỗ liên tiếp trong hai quý gần đây. Một trong những nguyên nhân của của sự "trượt dốc" này là giá nguyên liệu giảm ăn mòn biên lợi từ cả đầu ra và đầu vào.
Mảng bán lẻ trở thành điểm yếu
Hiện tại, mảng thương mại của Hoa Sen bao gồm cả bán buôn và bán lẻ. Đây là lý do khiến biên lợi nhuận gộp của doanh nghiệp khá cao trong những năm trước đây. Tuy nhiên, trong điều kiện thị trường đặc biệt chậm chạp như hiện tại, việc phải mất một khoản chi phí lớn để duy trì sức mạnh thương hiệu lại là một điểm yếu của Hoa Sen.
Trong điều kiện thị trường gặp nhiều khó khăn, việc phải “nuôi” thương hiệu lại là một điểm yếu của Hoa Sen
Trên thực tế, chi phí bán hàng của Hoa Sen luôn duy trì ở mức cao, chiếm trung bình 7,3% doanh thu trong ba năm gần nhất, khoảng 600-1.200 tỉ đồng mỗi quý.
Đơn cử, trong quý 4 niên độ 2021-2022, Hoa Sen ghi nhận lỗ sau thuế 887 tỉ đồng, trong khi chi phí bán hàng phát sinh 662 tỉ đồng. Con số này tại quý 1 niên độ 2022-2023 là 680 tỉ đồng lỗ sau thuế và 690 tỉ đồng chi phí bán hàng.
Với việc Hoa Sen phải chi tiền để duy trì hoạt động bán lẻ trong khi tác động kích cầu của các khoản chi này không rõ ràng trong điều kiện thị trường ngặt nghèo khiến nhà bán lẻ gặp lỗ trong ngắn hạn. Như vậy, với việc Hoa Sen tiếp tục lỗ thêm quý kết thúc ngày 31.12.2022 cùng khoản lỗ tại quý trước đó, nâng tổng lỗ hai quý liên tiếp lên 1.567 tỉ đồng.
Kết quả kinh doanh của Hoa Sen đã phản ánh khó khăn chung của ngành thép trong nửa cuối năm 2022 khi giá nguyên vật liệu đầu vào tăng cao trong khi giá sản phẩm đầu ra sụt giảm. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp thép cũng là nhóm chịu ảnh hưởng chính trước biến động của thị trường bất động sản năm qua.
Hoa Sen hiện đang là doanh nghiệp vừa sản xuất vừa bán lẻ tới người dùng cuối. Điều này khiến Hoa Sen vừa phải tích trữ nguyên liệu như một nhà sản xuất, lại vừa phải tồn kho thành phẩm như một nhà bán lẻ. Như vậy, giá nguyên liệu giảm ăn mòn biên lợi nhuận từ cả đầu ra lẫn đầu vào.
Hoa Sen bất ngờ xin gia hạn thời gian tổ chức ĐHĐCĐ
Mới đây, HĐQT Tập đoàn Hoa Sen đã có thông báo về việc gia hạn thời gian tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên (niên độ tài chính 2022-2023) chậm nhất đến 31.3.2023 và sẽ chốt danh sách vào ngày 31/1 trước đó.
Doanh nghiệp này cho rằng, trong giai đoạn hiện nay, tình hình kinh tế - xã hội nói chung và tình hình thị trường thép nói riêng đang diễn biến phức tạp, khó lường. Do đó, công ty cần đánh giá, dự liệu cẩn trọng đối với các kịch bản có thể xảy ra trong năm 2023 và các năm tiếp theo nhằm nhằm xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của niên độ tài chính 2022-2023 và định hướng, chiến lược cho các niên độ tài chính sau đó một cách phù hợp và sát với tình hình thực tế.
Động thái xin gia hạn thời gian tổ chức ĐHĐCĐ niên độ 2022-2023 của Hoa Sen diễn ra sau những kết quả không mấy khả quan thời gian gần đây. Trên thị trường chứng khoán, trong phiên giao dịch ngày 13.2, cổ phiếu HSG đang ở mức 13.900 đồng/cổ phiếu, tăng tới 71% so với hồi cuối năm 2022.
-
Gánh khoản nợ vay 57.000 tỉ đồng, Hòa Phát đã làm gì để ứng phó với tỷ giá và lãi suất tăng?
Nếu không tính đến hiệu quả hoạt động kinh doanh chính, thì lãi suất và tỷ giá USD tăng là hai nguyên nhân khiến Hòa Phát lỗ nhiều nhất trong quý 4.2022.
-
Hãng thép 50 năm tuổi tại miền Nam huy động thêm vốn từ cổ đông để xây nhà máy tại Đồng Nai
Doanh nghiệp này sẽ dùng toàn bộ nguồn tiền mới để đầu tư dự án sản xuất thép cán xây dựng, bổ sung công đoạn luyện phôi thép công suất 150.000 tấn sản phẩm/năm tại Khu công nghiệp Nhơn Trạch 2 - Nhơn Phú, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai....
-
Một “ông lớn” ngành thép bất ngờ được dự báo lợi nhuận tăng tới 1.600% trong năm 2024
Năm 2024, doanh nghiệp này được dự báo lợi nhuận tăng cao tới 1.600% nhờ mức nền thấp năm ngoái, đạt mức 510 tỷ đồng.
-
Các nhà sản xuất thép lớn trong nước có thể giành thêm thị phần nhờ vụ điều tra bán phá giá thép Trung Quốc
Năm 2025, MBS cho rằng thị phần của các doanh nghiệp thép lớn trong nước có thể cải thiện nhờ sự đóng góp của thuế. chống bán phá giá.