Bộ Nội vụ cam kết giảm tối thiểu 20% công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách. Hình minh họa
Cụ thể, tại chỉ tiêu tiết kiệm, chống lãng phí trong tổ chức bộ máy, quản lý, sử dụng lao động và thời gian lao động của Bộ Nội vụ theo Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Bộ Nội vụ năm 2025, Bộ trưởng Bộ Nội vụ yêu cầu hoàn thành việc xây dựng tiêu chí, quy chế đánh giá và thực hiện rà soát, sàng lọc công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý, bảo đảm giảm tối thiểu 20% công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước để giảm biên chế theo phương án sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Bộ phù hợp với lộ trình thực hiện chính sách quy định tại Nghị định 178/2024/NĐ-CP về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Ngoài ra, tại chỉ tiêu tiết kiệm, chống lãng phí trong tổ chức bộ máy, quản lý, sử dụng lao động và thời gian lao động của Bộ Nội vụ theo Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Bộ Nội vụ năm 2025 thì Bộ trưởng Bộ Nội vụ cũng yêu cầu thực hiện một số nội dung khác như sau:
- Thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Bộ và tổ chức bên trong của Bộ (giảm tối thiểu 15-20% đầu mối tổ chức bên trong, không bao gồm tổ chức thuộc diện hợp nhất, sáp nhập do trùng lặp chức năng, nhiệm vụ khi thực hiện phương án hợp nhất), bảo đảm bám sát yêu cầu, định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Ban Chỉ đạo Trung ương.
- Đẩy mạnh thực hiện tinh giản biên chế gắn với sắp xếp tổ chức bộ máy và cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đảm bảo mục tiêu giai đoạn 2021 - 2026, toàn hệ thống chính trị tinh giản ít nhất 5% biên chế cán bộ, công chức và ít nhất 10% biên chế viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo Kết luận 40-KL/TW ngày 18/7/2022 của Bộ Chính trị về nâng cao hiệu quả công tác quản lý biên chế của hệ thống chính trị giai đoạn 2022 - 2026.
- Tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung thể chế, chính sách liên quan đến tổ chức bộ máy hành chính, cơ chế vận hành, chế độ chính sách đối với đội ngũ CBCCVC đầy đủ, đồng bộ bảo đảm thực hiện mục tiêu hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả của bộ máy và nâng cao chất lượng đội ngũ CBCCVC sau sắp xếp, tổ chức bộ máy.
- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính theo Nghị quyết 131/NQ-CP ngày 06/10/2022 của Chính phủ về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và hiện đại hóa phương thức chỉ đạo, điều hành phục vụ người dân, doanh nghiệp;
Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 20/5/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục đẩy mạnh cắt giảm, đơn giản hoá thủ tục hành chính tại các bộ, ngành, địa phương phục vụ người dân, doanh nghiệp;
Tiếp tục thực hiện kế hoạch rà soát, đơn giản hoá thủ tục hành chính nội bộ giai đoạn 2022-2025 ban hành kèm theo Quyết định 1085/QĐ-TTg ngày 15/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ.
- Tiếp tục xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số theo mục tiêu, nhiệm vụ nêu tại Nghị quyết 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ về ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030 và Quyết định 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.
Quyết định 73/QĐ-BNV có hiệu lực từ ngày 18/02/2025
-
Bộ Nội vụ sẽ hướng dẫn 51 địa phương sắp xếp huyện, xã giai đoạn 2023-2025
Bộ Nội vụ sẽ tiếp tục rà soát, đề xuất phương án sáp nhập huyện, xã đối với những nơi chưa đủ tiêu chí về diện tích, dân số theo Nghị quyết 35/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
-
Sắp xếp tổ chức bộ máy Nhà nước: Người dân có phải đổi giấy tờ tùy thân?
Xin hỏi, khi cơ quan cấp giấy tờ tinh gọn, sắp xếp lại thì người dân có phải đi đổi lại giấy tờ tùy thân?
-
Sắp xếp lại đơn vị hành chính, có phải đổi sổ đỏ?
Nhiều người thắc mắc khi sắp xếp lại đơn vị hành chính tức là địa chỉ của thửa đất đã thay đổi thì có phải đổi lại sổ đỏ?








-
Tổng Bí thư Tô Lâm: Cả nước dự kiến còn 34 tỉnh, thành
Theo dự kiến, tính toán ban đầu sẽ có khoảng 34 tỉnh, thành phố trên cơ sở sắp xếp lại 63 tỉnh, thành phố hiện nay; không tổ chức hoạt động hành chính cấp huyện và tổ chức khoảng 5.000 đơn vị hành chính cấp xã, phường....
-
Tổng Bí thư Tô Lâm thông tin về việc sáp nhập tỉnh thành
Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết Bộ Chính trị đang xây dựng đề án sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh (không tổ chức cấp huyện) và tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã để trình Trung ương....
-
Bình Dương dự kiến có phường Thủ Dầu Một, Bến Cát, Dĩ An, còn 27 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp
Ngày 28/3, Tỉnh ủy Bình Dương tổ chức hội nghị trực tuyến quán triệt, triển khai các văn bản mới về sắp xếp, tinh gọn bộ máy, trong đó dự kiến việc giảm từ 91 xã, phường xuống còn 27 xã, phường, dự kiến tên gọi các phường mới....