Đón "cú hích" sau sáp nhập
Theo đánh giá, việc sáp nhập Khánh Hòa và Ninh Thuận thành tỉnh Khánh Hòa mới mang đến nhiều cơ hội lớn cho thị trường bất động sản (BĐS).
Qua thống kê của Sở Xây dựng tỉnh Khánh Hòa (cũ), trong 6 tháng đầu năm 2025, địa phương ghi nhận gần 16.200 giao dịch BĐS, riêng quý II đạt hơn 9.200 giao dịch (tăng 32% so với quý I).
Cụ thể, lượng giao dịch liên quan đến chung cư là 1.210 giao dịch, 4.196 giao dịch đất nền và 3.796 giao dịch nhà ở riêng lẻ. Tổng giá trị khoảng 11.700 tỷ đồng.
Trong quý II/2025, Khánh Hòa ghi nhận 9.202 giao dịch BĐS với tổng giá trị khoảng 11.700 tỷ đồng. Ảnh: Bùi Hoàng
Sở Xây dựng tỉnh Khánh Hòa (cũ) nhận định, trong quý II, dù chưa có các dự án BĐS mới đủ điều kiện đưa vào kinh doanh, tuy nhiên, các giao dịch vẫn tăng mạnh cho thấy nhu cầu của thị trường rất lớn.
Đáng chú ý, việc sáp nhập Ninh Thuận vào Khánh Hòa được xem là một trong các yếu tố dẫn đến sự gia tăng đáng kể số lượng giao dịch BĐS trong quý II, đặc biệt là phân khúc đất nền và nhà chung cư.
Cùng với đó, dù số lượng giao dịch đất nền giảm nhẹ nhưng tổng giá trị giao dịch lại tăng trưởng lên đến 274% so với quý I. Điều này cho thấy thị trường đang chuyển dịch từ các giao dịch đầu cơ, lướt sóng nhỏ lẻ sang các giao dịch tập trung vào các quỹ đất có giá trị cao và pháp lý hoàn chỉnh.
"Trong nửa cuối năm 2025, đất nền vùng ven và nhà phố trung tâm sẽ là những phân khúc ghi nhận sự bứt phá. Ngoài ra, việc hợp nhất với Ninh Thuận sẽ mang lại những cơ hội mới cho thị trường, đặc biệt trong lĩnh vực du lịch và nghỉ dưỡng", ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Khánh Hòa chia sẻ.
Tương tự, sau khi sáp nhập, thị trường BĐS ở địa phương sở hữu cả "núi rừng và biển cả" như Gia Lai có nhiều tiềm năng lớn, đặc biệt trong các lĩnh vực, như: BĐS nghỉ dưỡng, công nghiệp, logistics cũng như phát triển các khu đô thị quy mô lớn...
Ông Hồ Quốc Dũng, Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai cho hay, địa phương xác định 5 trụ cột chiến lược trên cơ sở phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế riêng có và khắc phục những điểm nghẽn hiện hữu.
Trong đó, đối với du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp và di sản văn hóa - lịch sử, tỉnh Gia Lai tập trung khai thác giá trị tổng hòa giữa biển - rừng - cao nguyên; đồng thời, kết nối các tuyến du lịch liên vùng và quốc tế, đặc biệt là tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia.
Tỉnh Gia Lai cũng sẽ hình thành hai cực tăng trưởng chiến lược, gồm: Khu vực Quy Nhơn và khu vực Pleiku, đóng vai trò là hạt nhân dẫn dắt, lan tỏa sự phát triển toàn vùng.
Tỉnh Gia Lai mới sở hữu nhiều tiềm năng phát triển cũng như dư địa tăng trưởng lớn về kinh tế nói chung và thị trường BĐS nói riêng. Ảnh: Tín Phan
"Tỉnh tập trung đầu tư các tuyến giao thông chiến lược như cao tốc Quy Nhơn - Pleiku; hình thành và mở rộng các tuyến đường kết nối 2 địa phương Bình Định - Gia Lai cũ; mở rộng, nâng cấp tuyến đường kết nối cảng biển, cửa khẩu quốc tế; nghiên cứu phát triển tuyến đường sắt nối cảng Quy Nhơn với Tây Nguyên…", ông Dũng thông tin thêm.
Nên cẩn trọng "cơn sốt" giá đất
Cũng theo Phó Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Khánh Hòa, mặc dù nhu cầu nhà ở đang rất cao, đặc biệt là cán bộ từ Ninh Thuận chuyển đến và sự gia tăng người Hà Nội vào địa phương để an cư lâu dài, nhưng các sản phẩm có thể ở ngay vẫn còn khó tìm, dẫn đến việc tăng giá từ 10% - 25% so với cùng kỳ năm ngoái.
Bên cạnh đó, nguồn cung mới vẫn còn hạn chế, nhất là ở phân khúc căn hộ và nhà ở khu đô thị khiến thị trường chủ yếu xoay quanh đất nền và nhà ở riêng lẻ. "Thị trường đang trong giai đoạn phục hồi có chọn lọc, với tâm lý nhà đầu tư ổn định và định hướng tăng trưởng trung - dài hạn", ông Tuấn nhìn nhận.
Trong khi đó, ông Võ Hồng Thắng, Giám đốc Đầu tư DKRA Group cho biết, bên cạnh những lợi thế, tỉnh Gia Lai mới cũng cần giải những bài toán về giao thông nội vùng tại những khu vực vùng cao, hiểm trở, liên kết giao thông đường bộ vấp phải những khó khăn nhất định.
Tiếp đó là áp lực cạnh tranh đến từ các tỉnh sáp nhập khác, như: Khánh Hòa (sáp nhập với Ninh Thuận) hay Lâm Đồng (sáp nhập với Đắk Nông, Bình Thuận) vốn cũng có lợi thế biển và núi tương đương. Điều này cũng cần được đặt lên bàn cân một cách kỹ lưỡng.
Ông Thắng đánh giá, sau khi thông tin về việc sáp nhập được công bố, thị trường BĐS tại Quy Nhơn (nơi đặt trung tâm hành chính tỉnh Gia Lai mới) được đã có những chuyển biến nhất định về giá bán cũng như thanh khoản.
Song, ông Thắng cho rằng, người mua cũng cần tránh tâm lý đầu tư theo đám đông do việc sáp nhập trước mắt có thể dẫn đến nhu cầu điều chỉnh quy hoạch, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, tranh chấp quyền sử dụng đất… dễ dẫn đến những rủi ro không đáng có.
"Người mua cần chủ động theo dõi, cập nhật những thông tin diễn biến mới nhất của thị trường, ưu tiên lựa chọn những BĐS đã có sổ hoặc tìm hiểu kỹ thông tin về pháp lý, uy tín chủ đầu tư nếu lựa chọn đầu tư dự án", ông Thắng nói thêm.
-
Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa vừa chủ trì cuộc họp với các cơ quan, đơn vị để nghe báo cáo về các thủ tục, tháo gỡ vướng mắc để triển khai đầu tư các dự án khu nhà ở xã hội: CT-01, CT-04, HHO-05.
-
Lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa làm việc với Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Phong
Ông Trần Quốc Nam - Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa vừa đến thăm, kiểm tra thực địa và làm việc với một số đơn vị, doanh nghiệp tại khu vực Nam Vân Phong và Bắc Vân Phong.
-
Một tỉnh miền Trung đứng trước làn sóng đầu tư lớn sau sáp nhập
Sở Xây dựng tỉnh Quảng Ngãi cho biết đã tham mưu thông qua nhiều đồ án quan trọng như quy hoạch phân khu MĐ1 thuộc khu du lịch Măng Đen, thẩm định 6 quy hoạch phân khu trong Khu kinh tế Dung Quất, trình hồ sơ các dự án khu đô thị tại thị trấn Măng Đen.
-
34 tỉnh, thành đồng loạt làm việc này với đất đai sau sáp nhập, nộp kết quả trước ngày 20/8
Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa phát đi công văn yêu cầu 34 tỉnh, thành phố hoàn tất kiểm kê đất đai năm 2024 và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã, cấp tỉnh.








-
Đẩy nhanh tiến độ thi công 4 dự án đường cao tốc
Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 359/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Lê Thành Long tại buổi làm việc Đoàn kiểm tra số 03 về tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc tại Dự án thành phần đoạn Chí Thạnh - Vân Phong và Vân Phong - Nha Trang thuộc Dự ...
-
Chỉ đạo mới của Chủ tịch tỉnh Khánh Hòa về việc tháo gỡ vướng mắc để triển khai các dự án nhà ở xã hội
Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa vừa chủ trì cuộc họp với các cơ quan, đơn vị để nghe báo cáo về các thủ tục, tháo gỡ vướng mắc để triển khai đầu tư các dự án khu nhà ở xã hội: CT-01, CT-04, HHO-05....
-
Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam đi qua 29 xã, phường nào tại Khánh Hòa?
Ông Trần Hòa Nam - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa vừa chủ trì cuộc họp với các sở, ban, ngành để nghe báo cáo tình hình triển khai dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, đoạn qua địa phận tỉnh Khánh Hòa....