Một dự án của Tập đoàn Vingroup tại vùng Đông Quảng Nam Ảnh: Lê Phước Bình
UBND tỉnh Quảng Nam vừa ban hành Quyết định số 1776/QĐ-UBND về việc ban hành chương trình xúc tiến đầu tư năm 2022 tỉnh Quảng Nam.
Theo đó, trên lĩnh vực công nghiệp, giai đoạn 2022 – 2023, Quảng Nam ưu tiên thu hút các dự án như, dự án đầu tư xây dựng và Kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp đô thị, Dịch vụ Nam Thăng Bình quy mô 655 ha; Dự án đầu tư xây dựng và Kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Điện Bàn 1 quy mô 750 ha; Dự án đầu tư xây dựng và Kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Thăng Bình 1 quy mô 978 ha; Dự án đầu tư xây dựng và Kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Đại Lộc 1 quy mô 600 ha; Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Tam Anh 3 quy mô 190 ha;…
Bên cạnh đó, đối với lĩnh vực đô thị, Quảng Nam sẽ ưu tiên hút đầu tư các dự án như, khu đô thị dịch vụ cao cấp Tam Anh quy mô 1.250 ha; Khu đô thị, du lịch lịch, dịch vụ ven sông, ven biển Bình Nam quy mô 550 ha; Khu đô thị sinh thái ven sông Tam Kỳ quy mô 280 ha; Khu dân cư Tây Yên quy mô 65 ha; Khu đô thị An Hà Nam quy mô 55 ha.
Và các dự án khu đô thị khác như, dự án khu đô thị, thương mại du lịch Bình Minh quy mô 80 ha; Dự án khu đô thị, dịch vụ kết nối du lịch cộng đồng quy mô 190 ha; Dự án khu đô thị, nghỉ dưỡng sinh thái Hồ Thạch Bàn quy mô 450 ha;…
Đặc biệt, trên lĩnh vực du lịch, Quảng Nam cũng sẽ ưu tiên thu hút đầu tư loạt dự án quy mô diện tích lớn như, Khu bảo tồn sinh thái kết hợp du lịch sông Đầm quy mô 621 ha; Khu phức hợp du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái Hồ Phú Ninh quy mô 500 ha; Dự án khu thương mại dịch vụ du lịch dọc tuyến đường Tỉnh Thủy – Thượng Thanh quy mô 96 ha; Khu phức hợp du lịch, nghỉ dưỡng Tam Hải quy mô 120 ha; Khu phi thuế quan gắn với Khu bến cảng Tam Hòa quy mô 747 ha.
Cùng với đó là các dự án như khu phức hợp du lịch, nghỉ dưỡng Tam Hòa quy mô 90 ha; Dự án khu phức hợp du lịch, nghỉ dưỡng Bình Trung quy mô 50 ha; Dự án phát triển du lịch sinh thái Suối Nước Ví quy mô 300 ha; Dự án khai thác du lịch sinh thái Làng cổ Lộc Yên – Lò Thung; Dự án khu du lịch Hòn Kẽm Đá Dừng kết hợp với nông nghiệp công nghệ cao quy mô 300 ha; Dự án khu du lịch sinh thái Đồng Lớn quy mô 150 ha;…
Chưa hết, trên lĩnh vực thương mại – dịch vụ, tỉnh cũng ưu tiên thu hút đầu tư các dự án lớn như Khu phi thuế quan gắn với sân bay Chu Lai quy mô 225 ha; Dự án khu phi thuế quan gắn với khu bến cảng Tam Hòa quy mô 751 ha…
Quảng Nam sẽ tập trung triển khai dự án nạo vét sông Trường Giang và xây dựng 6 cây cầu vượt sông quy mô hơn 2.700 tỷ đồng
Quảng Nam tiếp tục ‘xây tổ đón đại bàng’
Về giải pháp thực hiện việc xúc tiến đầu tư, Quảng Nam đã xác định việc hoàn chỉnh công tác quy hoạch, phát triển kết cấu hạ tầng để kêu gọi đầu tư.
Theo đó, tỉnh sẽ khẩn trương hoàn thành Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 có chất lượng cao, các quy hoạch chuyên ngành, kế hoạch trung hạn và hằng năm có tầm nhìn, gắn với tình hình thực tiễn tại mỗi ngành, địa phương; tổ chức thực hiện tốt công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch đô thị, khu công nghiệp để sẵn sàng đón nhận nhà đầu tư mới.
Đồng thời tiếp tục ưu tiên các nguồn lực để phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ trên tất cả các ngành, lĩnh vực, trọng tâm là bảo đảm kết nối các vùng, địa phương trong tỉnh với ngoài tỉnh và cả nước, kết nối các tuyến giao thông và đô thị.
Song song với đó, tỉnh tiếp tục kiến nghị với Trung ương đầu tư nâng cấp các tuyến Quốc lộ 14B, 14D, 14G để tạo điều kiện khai thác thu hút đầu tư tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây.
Cùng với đó là huy động các nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng gắn với cơ cấu lại nền kinh tế vùng Đông theo hướng dịch vụ du lịch - công nghiệp - kinh tế biển - nông nghiệp công nghệ cao.
Quảng Nam tiếp tục tập trung phát triển vùng Đông nhằm thu hút các dự án trọng điểm, chiến lược quốc gia, làm động lực để lan tỏa thúc đẩy phát triển cho cả tỉnh và Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
Tỉnh cũng sẽ tập trung triển khai các dự án nạo vét sông Cổ Cò, Trường Giang; xây dựng các công trình cầu vượt sông, cầu vượt đường sắt, cầu vượt quốc lộ 1A.
Đặc biệt là việc phát triển hệ thống cảng biển và sân bay Chu Lai, hạ tầng các khu công nghiệp gắn với nhóm dự án về dịch vụ vận tải, hậu cần cảng và logistics nhằm thu hút các dự án quy mô lớn, trọng điểm, chiến lược để thúc đẩy phát triển, phù hợp với định hướng phát triển không gian xây dựng Khu kinh tế mở Chu Lai thời gian đến,…
‘Ông lớn’ nào đang đầu tư tại Quảng Nam? Thống kê của UBND tỉnh Quảng Nam tại Báo cáo số 44/BC-UBND cho biết, tổng số dự án đầu tư trong nước còn hiệu lực trên địa bàn tỉnh là 914 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 236.022,96 tỷ đồng. Các dự án đầu tư có quy mô lớn đã và đang triển khai đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Nam như: Trung tâm Phát triển nông nghiệp Thadi - Chu Lai của Công ty Cổ phần sản xuất chế biến và phân phối nông nghiệp Thadi quy mô 3.000 tỷ đồng; Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp của Công ty Cổ phần ô tô Trường Hải quy mô 2.095 tỷ đồng; Khu phức hợp du lịch nghỉ dưỡng Vinpearl Nam Hội An của Tập đoàn VinGroup quy mô 4.800 tỷ đồng. Một số dự án đầu tư trên lĩnh vực du lịch, phát triển đô thị, công nghiệp chế tạo, nông nghiệp công nghệ cao của các nhà đầu tư chiến lược khác như: Tập đoàn Thaco Trường Hải, Tập đoàn SunGroup,… Về đầu tư trực tiếp nước ngoài, tổng số dự án FDI còn hiệu lực trên địa bàn tỉnh là 193 dự án với tổng vốn đăng ký đầu tư gần 5,8 tỷ USD; cấp Thông báo về việc đáp ứng điều kiện góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài cho 45 trường hợp. Các dự án FDI đến từ hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó Hàn Quốc là quốc gia có nhiều dự án nhất với 54 dự án và tổng vốn gần 600 triệu USD. Các dự án FDI tiêu biểu của tỉnh Quảng Nam như: Khu nghỉ dưỡng Nam Hội An của Công ty TNHH Phát triển Nam Hội An (Singapore), với tổng vốn đầu tư 4 tỷ USD; Nhà máy sản xuất vải mành của Công ty TNHH Hyosung Việt Nam (Hàn Quốc) với tổng vốn đầu tư hơn 200 triệu USD; Nhà máy dệt, may, nhuộm và phụ liệu dệt may của Công ty TNHH Panko Tam Thăng (Hàn Quốc), với tổng vốn 70 triệu USD,... Hiện nay, Tập đoàn Thaco Trường Hải dự kiến sẽ tiếp tục đầu tư khoảng 2.000 tỷ đồng để phát triển Trung tâm cơ khí của Thaco tại Chu Lai để trở thành Trung tâm cơ khí đa dụng của miền trung; Công ty NutiFood cũng đầu tư vào Công ty CP Thương mại Dược – Sâm Ngọc Linh Quảng Nam khoảng 2.000 tỷ đồng. Cũng theo UBND tỉnh Quảng Nam, hiện có nhiều Tập đoàn, Công ty lớn đang nghiên cứu đầu tư vào Quảng Nam như SunGroup, FLC, FPT, Tập đoàn Liên Thái Bình Dương, liên doanh các nhà đầu tư Singapore,… để phát triển các lĩnh vực mới như Logistic, công nghiệp hàng không, khu phi thuế quan, sàn giao dịch thương mại quốc tế, khu đô thị công nghệ cao. |
-
Ngày 9/7: Ra mắt dự án khu nghỉ dưỡng 200ha tại Quảng Nam
Ngày 9/7 tới đây, dự án khu nghỉ dưỡng phức hợp La Queenara - The Prime sẽ chính thức ra mắt.
-
Vụ đấu giá mỏ cát từ 1,2 tỷ đồng lên 370 tỷ đồng ở Quảng Nam, đã có quyết định cuối cùng
Liên quan vụ đấu giá mỏ cát với mức giá chốt lên tới 370 tỷ đồng, lãnh đạo thị xã Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam) vừa có quyết định hủy kết quả phiên đấu giá này.
-
Chủ tịch tỉnh Quảng Nam ‘lệnh’ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho dự án Khu du lịch Trung Kỳ Viêm Đông
Ông Lê Văn Dũng – Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam vừa chủ trì cuộc họp giải quyết vướng mắc trong quá trình thực hiện thủ tục liên quan đến một số dự án trên địa bàn tỉnh.
-
Chỉ đạo mới của Chủ tịch tỉnh Quảng Nam liên quan đến các dự án bất động sản của Công ty Bách Đạt An
UBND tỉnh Quảng Nam vừa phát đi Công văn số 10264/UBND-KTN truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam về việc tiếp tục phối hợp, đẩy nhanh tiến độ thực hiện 03 dự án Khu đô thị số 7B mở rộng, Khu đô thị Hera Complex Riverside, Khu đô ...