09/02/2013 12:42 PM
CafeLand - Năm 2012 thật sự là “năm xui tháng hạn” của bất động sản khi thị trường gần như đóng băng ở tất cả các phân khúc. Chủ đầu tư thi nhau khuyến mãi giảm giá, làm nhiều “chiêu trò” để bán được hàng. Tuy nhiên, vẫn chưa dừng lại ở đó nhiều chủ đầu tư phải “bỏ của chạy lấy người” và nhiều dự án bị thu hồi.

Dự án Saigon Sunbay có tiến độ thi công khá chậm, Ảnh: Internet

Long An được xem là tỉnh đi đầu cả nước trong chủ trương thu hồi các dự án treo. Từ đầu năm 2012 đến nay, Long An đã thu hồi 44 dự án với diện tích 2.630 ha. Còn lại 12 dự án, đang tiếp tục tiến hành thủ tục thu hồi với diện tích 1.177 ha.

Điển hình về những dự án treo đã bị Long An “trảm” như: Khu đô thị có diện tích 100 ha tại xã Long Hậu, huyện Cần Giuộc do Công ty TNHH DM LEE (Hàn Quốc) làm chủ đầu tư; Khu đô thị và tái định cư có diện tích khoảng 100 ha do Công ty Cổ phần Đầu tư Nam Quân làm chủ đầu tại xã Hướng Thọ Phú, Thành phố Tân An; Dự án sân gôn Việt Hàn có khu vui chơi giải trí, dân cư cao cấp với diện tích 240 ha tại huyện Cần Giuộc do Công ty Cổ phần Việt Hàn làm chủ đầu tư,…

Ở các tỉnh khác, dù không ra quân rầm rộ như Long An, tuy nhiên mỗi tỉnh đều góp vào danh sách các dự án bất động sản bị thu hồi trong năm 2012 với những cái tên đình đám như: Thuận An Resort tại Thừa Thiên Huế của Công ty Cổ phần Du lịch Hương Giang; Lâm Đồng Lộc Thắng Lake View Residense tại Lâm Đồng của Công ty TNHH Xây dựng Jinsung Vina; tại Phú Yên thì có Khu du lịch resort Biển Xanh của Công ty cổ phần dịch vụ thương mại Song Kỷ.

Không thua kém các tỉnh khác, Quảng Nam Khu du lịch sinh thái Hòn Ngọc Hội An III của Công ty La Perla Điện Bàn cũng bị thu hồi. Quảng Ngãi cũng tham gia vào trào lưu này khi quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư, chấm dứt hoạt động dự án 88 triệu USD - Khu đô thị Thái Thành Tea Sung của Công ty TNHH Xây dựng Phát triển Thái Thành Tea Sung.

Hoành tráng nhất có lẽ là việc huyện đảo Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang thu hồi 73 dự án đầu tư có tổng diện tích 4.602ha, theo yêu cầu của Thanh tra Chính phủ.

Dù chưa đến mức phải thu hồi như các dự án vừa kể trên, nhưng số phận của những siêu dự án tỷ đô của 2 đầu cầu kinh tế là TP.HCM và Hà Nội gồm những đại biểu như: Saigon Sunbay của Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn TNHH MTV, Trung tâm Tài chính Việt Nam Berjaya do Công ty Berjaya Việt Nam đầu tư hay siêu khách sạn Hoa Sen (Lotus) của Tập đoàn Kinh Bắc và Park City của Công ty Perdana ParkCity (Malaysia)… chắc chắn sẽ không tránh khỏi ảnh hưởng bởi những khó khăn của nền kinh tế và nhiều năm rồi mà tiến độ các dự án kể trên gần như giậm chân tại chổ.

Một khoảng thời gian dài các chủ đầu đua nhau xin dự án để được cấp đất bất chấp tính khả thi của dự án. Sự khó khăn của nền kinh tế khó khăn cùng với sự xì hơi của bong bóng bất động sản thì các dự án bị thu hồi là điều tất yếu.

Có lẽ đã hết thời các dự án được cấp phép một cách dễ, đặc biệt trong thời gian tới Luật đất đai mới ra đời có thể kiểm soát chặt hơn việc thu hồi đất, cấp phép dự án.

Theo số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch - Đầu tư, trong năm 2012 có 389 dự án đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực bất động sản được cấp phép với tổng vốn đầu tư là 49,8 tỷ USD. Trong số này đã có 85 dự án giải thể và 5 dự án hết hạn với tổng số vốn đầu tư 5 tỷ USD.

Đăng Thy
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.