Trong Chương trình kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV sáng 29/5, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng kiến nghị Quốc hội xem xét cho phép bố trí hơn 4.000 tỉ đồng để trả nợ đền bù, giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.
Theo tờ trình, số tiền này sẽ lấy từ nguồn điều chỉnh giảm nguồn vốn các dự án quan trọng quốc gia của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020.
Với đề xuất này, Ủy ban Tài chính – Ngân sách nhận thấy phương án bố trí của Chính phủ chưa đảm bảo trật tự ưu tiên cho dự án gia cố hệ thống đê xung yếu, xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển, phòng, tránh, khắc phục hậu quả thiên tai, di dời dân cư khẩn cấp ra khỏi khu vực có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất.
Hiện chủ đầu tư cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đang phải gánh khoản nợ khủng.
Theo Ủy ban Tài chính - Ngân sách, Chính phủ chưa báo cáo rõ việc phát sinh nghĩa vụ của ngân sách là do dự án thay đổi phương án tài chính, chưa làm rõ đề án tái cơ cấu Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã được phê duyệt hay chưa và trong đề án có nội dung chi trả giải phóng mặt bằng cho dự án này hay không.
Ủy ban đề nghị Chính phủ thực hiện theo đúng nội dung Kết luận của UBTVQH tại phiên họp thứ 33, 34 và phiên họp ngày 24/5/2019, theo đó: “Thống nhất về nguyên tắc danh mục sử dụng nguồn vốn 10.000 tỉ đồng như Tờ trình của Chính phủ, trừ dự án thanh toán nợ đền bù, giải phóng mặt bằng dự án đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. Giao Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan của Chính phủ rà soát danh mục, thủ tục đầu tư, mức vốn bố trí cụ thể cho từng dự án và xây dựng Nghị quyết trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định”.
Theo tìm hiểu, Dự án đường ôtô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng theo hình thức hợp đồng xây dựng - vận hành - chuyển giao (BOT) được Thủ tướng giao cho Tổng công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI) là chủ đầu tư.
Tại Quyết định số 746 ngày 29/5/2014, Thủ tướng đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và Bộ Giao thông vận tải bố trí nguồn vốn ngân sách Nhà nước để hỗ trợ chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư cho dự án.
Tuy nhiên, tính từ thời điểm dự án đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng bắt đầu triển khai đến nay đã hơn 10 năm nhưng các khoản Nhà nước cam kết trả cho nhà đầu tư theo Quyết định 746 của Thủ tướng vẫn chưa được thực hiện.
Hiện VIDIFI vẫn đang phải tiếp tục vay Ngân hàng Phát triển Việt Nam(VDB) các khoản tham gia hỗ trợ của nhà nước theo cam kết với lãi suất bình quân 10%. Tính đến cuối 2018 chi phí lãi vay phát sinh thêm do các khoản hỗ trợ của nhà nước chưa được thực hiện ước tính khoảng 800 tỉ đồng.
-
Xem xét hoàn vốn cho Dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng
CafeLand - Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tại cuộc họp về việc nhận tiền sử dụng đất của Dự án Khu đô thị Gia Lâm để hoàn vốn cho Dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.
-
Chủ đầu tư cao tốc Hà Nội - Hải Phòng còng lưng trả nợ
Chủ đầu tư cao tốc Hà Nội-Hải Phòng đang đứng trước nguy cơ vỡ nợ vì nhiều khoản vay cũng như khoản đầu tư từ Nhà nước theo quyết định 746/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đến nay vẫn chưa được thực hiện.
-
Hà Nội chỉ đạo khẩn về tiến độ 2 dự án BT
Văn phòng UBND TP. Hà Nội đã ban hành Thông báo số 588 về Kết luận của Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh tại cuộc họp nghe báo cáo về tiến độ thực hiện và những nội dung vướng mắc tại 2 dự án đầu tư công trình giao thông theo hình thức BT....
-
Thái Bình dừng hợp đồng BOT dự án tuyến đường bộ gần 2.600 tỷ đồng từ thành phố đi cầu Nghìn
Mới đây, UBND tỉnh Thái Bình đã tổ chức họp với các sở, ngành và đại diện liên danh nhà đầu tư về đàm phán thỏa thuận chấm dứt thực hiện hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT) dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ từ TP Thái Bình đi cầu Ng...
-
Phó Thủ tướng chỉ đạo rà soát các dự án BOT giao thông
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải rà soát, đánh giá toàn diện các dự án BOT giao thông bao gồm cả dự án Bộ Giao thông vận tải quản lý và các dự án do các địa phương quản lý....