Theo Bloomberg, ngành sản xuất thép của Trung Quốc đang đối mặt với một giai đoạn tăng trưởng chậm, thậm chí tình hình có thể còn trì trệ hơn cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.
Nguyên nhân chủ yếu là vì nhu cầu đối với thép sản xuất trong nước đang ở mức thấp, trong khi nguồn cung thì vẫn dồi dào. Tình trạng này được cho là hệ quả của ngành bất động sản đang đối mặt với nhiều thách thức.
Trung Quốc điều chỉnh sản lượng thép
Hiện ngành bất động sản là động lực tăng trưởng chính của cả ngành thép Trung Quốc. Nếu không có nhà mới được xây nên thì nhu cầu với thép cũng giảm đi.
Bên cạnh đó, khi các chính quyền địa phương không bán được đất đai, thì họ cũng không có nguồn vốn để tái đầu tư vào các dự án hạ tầng và điều đó cũng lại ảnh hưởng tới nhu cầu mua sắt thép"
Quốc gia sản xuất thép lớn nhất thế giới đã nỗ lực cắt giảm công suất trong nhiều năm, nhằm cải thiện tình trạng cung vượt cầu và ô nhiễm. Chương trình thay thế, được đưa ra vào năm 2015, nhằm mục đích cắt giảm công suất sắt và thép, bằng cách yêu cầu các cơ sở mới có quy mô không lớn hơn cơ sở cũ.
Thông báo mới của Bộ Công thương Trung Quốc cho biết, những doanh nghiệp nào không tuân thủ sẽ bị coi là tăng sản lượng bất hợp pháp.
Trong 7 tháng đầu năm, sản lượng thép của Trung Quốc là 613,72 triệu tấn, giảm 2,2% so với cùng kỳ, theo số liệu từ Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc. Các chuyên gia đầu ngành cho rằng, việc kìm hãm sản lượng để cân đối cung - cầu sẽ còn kéo dài ít nhất là sang tháng tới.
Bà Alyssa Ren - Chuyên gia tại Mysteel cho hay: "Dù một số ý kiến kỳ vọng rằng nhu cầu thép sẽ hồi phục trong tháng 9 và tháng 10 nhưng dữ liệu kinh tế mới cho thấy lĩnh vực sản xuất đã tăng trưởng chậm lại và cơ sở hạ tầng mới trong nước cũng trì trệ cùng lĩnh vực bất động sản".
-
CHÍNH THỨC: Áp dụng biện pháp chống bán phá giá với một mặt hàng thép từ Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia
Mức thuế chống bán phá giá chính thức được áp dụng với mặt hàng này từ Malaysia, Thái Lan và Trung Quốc là từ 9,79% đến 28%, có hiệu lực trong vòng 5 năm.
-
Mặt hàng quan trọng của 4 nền kinh tế hàng đầu châu Á bị Malaysia áp thuế chống bán phá giá
Malaysia áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm thép nhập khẩu từ Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc, có hiệu lực từ ngày 11/1.
-
Các nhà sản xuất thép lớn trong nước có thể giành thêm thị phần nhờ vụ điều tra bán phá giá thép Trung Quốc
Năm 2025, MBS cho rằng thị phần của các doanh nghiệp thép lớn trong nước có thể cải thiện nhờ sự đóng góp của thuế. chống bán phá giá.