Theo đó, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc nghiên cứu đầu tư tuyến đường nối từ Cửa khẩu Nam Giang đến cảng biển Quảng Nam, Bộ Giao thông vận tải, UBND tỉnh Quảng Nam, Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Hải đã khảo sát, nghiên cứu các phương án đầu tư xây dựng.
Qua khảo sát thực tế xác định khu vực đề xuất xây dựng tuyến đường mới từ Khu kinh tế cửa khẩu Nam Giang đi cảng biển Quảng Nam có độ chênh cao về địa hình rất lớn (chênh cao 1.500 m), địa hình phức tạp.
Bên cạnh đó, diện tích bị ảnh hưởng quy hoạch lâm nghiệp rất lớn, với dự kiến ảnh hưởng đến khoảng 773 ha rừng; chưa đảm bảo tiêu chí quy định tại Nghị định số 83/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp.
Theo báo cáo của Bộ Giao thông vận tải tại Công văn số 10410/BGTVTKHĐT ngày 07/10/2022 gửi Thủ tướng Chính phủ, phương án đầu tư tuyến đường mới không có tính khả thi và đề xuất UBND tỉnh Quảng Nam nghiên cứu phương án mở rộng tuyến hiện trạng theo hình thức doanh nghiệp đầu tư không hoàn lại.
Theo đề xuất này, UBND tỉnh Quảng Nam đã làm việc, xúc tiến mời gọi đầu tư nhưng hiện nay không có doanh nghiệp tài trợ nguồn vốn để đầu tư theo hình thức trên.
Đối với phương án đầu tư theo hình thức BOT trên tuyến đường hiện có, Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Hải đề xuất 02 phương án đầu tư. Tuy nhiên, các phương án này đều gặp phải vướng mắc về pháp lý.
Phân tích thêm một số vấn đề từ thực tiễn, UBND tỉnh Quảng Nam kiến nghị Thủ tướng Chính phủ có chủ trương dừng nghiên cứu đầu tư dự án mở rộng, nâng cấp Quốc lộ 14D theo hình thức PPP (BOT) để chuyển sang hình thức đầu tư công.
UBND tỉnh Quảng Nam cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, bố trí nguồn vốn đầu tư công giai đoạn 2020-2025 và 2026- 2030 để mở rộng, nâng cấp Quốc lộ 14D nhằm giải quyết nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh tại địa phương.
Trong trường hợp này, Quảng Nam kiến nghị đầu tư theo 02 giai đoạn. Theo đó, giai đoạn I (từ nay đến năm 2025), thực hiện đầu tư mở rộng các đoạn hiện có tiêu chuẩn kỹ thuật thấp và nâng cấp một số đoạn xuống cấp, với tổng mức đầu tư khoảng 730,3 tỷ đồng. Giai đoạn II (giai đoạn 2026-2030), thực hiện đầu tư mở rộng toàn tuyến theo quy hoạch được duyệt và tiêu chuẩn hiện hành, đảm bảo xe container vận tải đi lại thuận lợi, an toàn; với tổng mức đầu tư khoảng 2.000 tỷ đồng.
-
Cận cảnh tiến độ dự án nạo vét sông Cổ Cò 1.545 tỷ đồng đoạn qua tỉnh Quảng Nam
Dự án nạo vét, khơi thông sông Cổ Cò đoạn qua tỉnh Quảng Nam có chiều dài 19,5km, với tổng kinh phí được duyệt là 1.545 tỷ đồng. Đây là một dự án tác động rất lớn đến hàng trăm dự án bất động sản khu vực vùng Đông thị xã Điện Bàn và thành phố Hội An (tỉnh Quảng Nam).






-
Quảng Nam hứng 3 trận động đất liên tiếp
3 trận động đất liên tiếp có độ lớn lần lượt là 2.6, 2.7 và 3.8 vừa xảy ra ở khu vực huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam được xác định là động đất kích thích do hoạt động của các hồ chứa trong khu vực....
-
Quảng Nam đề xuất điều chỉnh vị trí xây Khu thương mại tự do vào huyện Núi Thành
Đà Nẵng đề xuất xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng tại 8 vị trí không liền kề gắn liền với cảng Liên Chiểu và sân bay quốc tế Đà Nẵng. Còn Quảng Nam muốn vị trí xây dựng Khu thương mại tự do gắn với phát triển sân bay Chu Lai....
-
Quảng Nam chỉ đạo hoàn chỉnh các phương án Quy hoạch phân khu 6 - Trung tâm thương mại
Ông Lê Văn Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam khẳng định Quy hoạch phân khu 6 (tỷ lệ 1/2000) có ý nghĩa quan trọng, tạo tiền đề để triển khai nhiều dự án thương mại, dịch vụ trọng điểm, góp phần thay đổi diện mạo TP. Tam Kỳ, đồng thời tạo động lực để...