Năm 2014, Việt Nam đứng thứ 32 về xếp hạng GDP theo thống kê của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Cùng với Nigeria, Việt Nam được xem là nằm trong số các nền kinh tế phát triển nhanh nhất từ nay tới 2050. Với đà tăng trưởng dự kiến từ 4,5-5%, Việt Nam sẽ đứng thứ 28 vào năm 2030 và đến năm 2050 sẽ ở vị trí 22, đứng sau Thái Lan (21) và Philippines (20).
Theo cách tính trên của PwC, Trung Quốc sẽ là nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2030, trong khi Ấn Độ sẽ tranh giành vị trí thứ hai với Mỹ vào năm 2050. Trong khi đó Anh sẽ bị loại ra ngoài nhóm 10 nước có nền kinh tế lớn nhất vào năm 2050, xếp thứ 11. Vị trí thứ 10 vào 2050 thuộc về Đức, hiện đang đứng thứ 5, tức là sẽ bị tụt 5 hạng.
PricewaterhouseCoopers là một mạng lưới các dịch vụ chuyên nghiệp đa quốc gia, có trụ sở chính ở London (Anh). Đây là mạng lưới dịch vụ chuyên nghiệp lớn thứ hai trên thế giới, được đo bằng doanh thu năm 2014, và là một thành viên nhóm Big Four - bốn hãng kiểm toán hàng đầu thế giới, cùng với Deloitte, EY và KPMG./.
-
Căn hộ Apec Golden Palace Lạng Sơn
-
Khu đô thị Dĩnh Trì Bắc Giang
-
Kinh tế Việt Nam 11 tháng: Xuất siêu kỷ lục 20,1 tỷ USD, khách quốc tế giảm 76,6%
-
Nikkei: Việt Nam đang trở thành câu chuyện kinh tế thành công duy nhất ở Đông Nam Á trong kỷ nguyên Covid-19
-
Kinh tế Việt Nam 10 tháng đầu năm 2020
-
Kinh tế Việt Nam bắt đầu làm quen với tầm cấp mới
-
Kinh tế Việt Nam 9 tháng: GDP tăng thấp nhất thập kỷ, xuất siêu đạt kỷ lục
-
Việt Nam đứng thứ 2 về tăng trưởng kinh tế năm 2020