Một góc Quảng Ninh.
Theo Kết luận số 1207-KL/TU do Tỉnh ủy Quảng Ninh ban hành ngày 15/4, địa phương này đã thống nhất phương án sáp nhập 51 đơn vị hành chính cấp xã hiện tại, trong đó dự kiến sẽ có 27 phường, 21 xã và 3 đặc khu. Tuy nhiên, nếu Trung ương chỉ chấp thuận 2 đặc khu là Vân Đồn và Cô Tô, số lượng đơn vị cấp xã sau sáp nhập sẽ điều chỉnh thành 54 đơn vị (30 phường, 22 xã, 2 đặc khu).
Đáng chú ý, huyện đảo Cô Tô – vùng đất "vàng" với lợi thế du lịch nghỉ dưỡng và vị trí chiến lược về quốc phòng – được định hướng trở thành đặc khu phát triển mới bên cạnh Vân Đồn, Móng Cái.
Tỉnh ủy yêu cầu việc hoàn thiện đề án phải đảm bảo đồng bộ hạ tầng, thuận tiện địa lý, khai thác tối đa tiềm năng từng vùng để tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội sau sắp xếp. Những tồn tại về địa giới hành chính do lịch sử để lại cũng sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn quản lý.
Ngoài ra, các địa phương được giao chủ động đề xuất tên gọi mới cho các xã/phường sau sáp nhập, ưu tiên ngắn gọn, dễ nhớ, phù hợp truyền thống, văn hóa địa phương và được người dân đồng thuận. Tên có thể lấy theo trung tâm hành chính, địa danh nổi tiếng, hoặc nơi có thương hiệu về du lịch, giao thương.
Tỉnh ủy cũng chỉ đạo tổ chức lấy ý kiến cử tri công khai – minh bạch, chuẩn bị kỹ lưỡng cho Đại hội Đảng bộ cấp xã ngay sau khi mô hình chính quyền địa phương hai cấp chính thức vận hành từ ngày 1/7/2025.
-
Tỉnh ủy Quảng Bình đồng ý số lượng đơn vị hành chính cấp xã sau sáp nhập, hợp nhất là 41 xã, phường
Tỉnh ủy Quảng Bình vừa ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TU hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVII, ngày 14/4/2025.
-
Lịch sử tỉnh Long An và Tây Ninh và những yếu tố tiềm năng cho sự phát triển năng động khi sáp nhập
Tỉnh Long An và Tây Ninh đều nằm ở khu vực phía Nam của Việt Nam, tiếp giáp với Thành phố Hồ Chí Minh và có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội của vùng đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nam Bộ.
-
Tên gọi đơn vị hành chính được đặt thế nào sau sáp nhập?
Quyết định 759/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp được ban hành ngày 14/4/2025.
-
Dự kiến giảm 29 tỉnh, 6.714 xã và hơn 129.000 biên chế
Ngày 09/5/2025, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã báo cáo Chính phủ về tình hình thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính, dự kiến còn 3.321 đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã trên cả nước.
-
Thủ tướng: Khẩn trương hoàn thiện hồ sơ sắp xếp ĐVHC 2 cấp, bố trí đủ kinh phí chi trả cho người nghỉ việc
Tại Phiên họp về việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp ngày 9/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ đạo khẩn trương bố trí đủ kinh phí, hướng dẫn tạm ứng kinh phí để chi trả ...
-
TP.HCM khi sáp nhập Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu có thể trở thành trung tâm kinh tế tầm khu vực
TP.HCM đang chuẩn bị bước vào một thời khắc lịch sử khi đề án sáp nhập với hai tỉnh liền kề là Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu đã được HĐND thành phố thông qua và trình Chính phủ trước ngày 1/5. Nếu được chấp thuận, siêu đô thị mới mang tên TP.HCM sẽ...