Người dân khu Đoàn Kết, xã Tạ Xá, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ cho biết, trong quá trình thi công, nhà thầu thi công đã gây ảnh hưởng đến đường nước sạch của người dân, GPMB không đồng đều.
Ngoài ra, người dân còn nghi đường nông thôn mới bị "rút ruột" khi độ dày bê tông bị cắt xén, lượng xi măng giảm.
Từ phản ánh của người dân, PV Dân Việt đã có mặt tại khu Đoàn Kết, xã Tạ Xá, huyện Cẩm Khê, Phú Thọ để ghi nhận hiện trường.
Tại đây, con đường liên thôn đang trong quá trình xây dựng dở dang, đoạn đường khoảng hơn 100m đã được trải bê tông.
Người dân xã Tạ Xá, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ không cho thi công đường giao thông bởi phát hiện độ dày của mặt đường bị giảm, lượng xi măng bị thiếu. (Ảnh Ngô Hùng)
Theo bà Nguyễn Thị Thêm (xã Tạ Xá, huyện Cẩm Khê, Phú Thọ), con đường này đã dừng thi công gần 1 tháng nay. Trong quá trình thực hiện dự án, người dân phát hiện phía nhà thầu không làm đúng theo như thiết kế. Con đường có dấu hiệu bị "rút ruột" khi độ dày bê tông bị cắt xén, lượng xi măng giảm.
"Ngoài những vấn đề ấy, người dân còn thắc mắc nhiều liên quan đến việc giải phóng mặt bằng. Bởi lẽ, người dân ở đây hiến đất, việc xác định đất 2 bên để làm đường chưa đồng đều, nhà bị lấy nhiều, nhà thì lấy ít", bà Thêm cho biết.
Đứng bên con đường đổ bê tông dang dở, chị Nguyễn Thị Hà (khu 1, xã Tạ Xá, huyện Cẩm Khê, Phú Thọ) ngán ngẩm: "Gần 1 tháng rồi, dự án chưa được thi công trở lại. Sở dĩ có chuyện này là bởi, khi đổ bê tông, người dân phát hiện độ dày chỉ là 13cm, trong khi thiết kế là 18cm. Bức xúc trước việc này, người dân yêu cầu phải dừng thi công, cắt bỏ 2m đường không đảm bảo độ dày".
Độ dày của thảm bê tông từ 18cm, xuống còn 13cm. (Ảnh: Bạn đọc cung cấp)
Cũng theo chị Hà, trong quá trình thi công, nhà thầu đã làm đứt nhiều ống nước sạch của người dân. Nhiều nhà dân bị mất nước nửa tháng, không có nước sạch sử dụng.
Khi người dân ý kiến với đơn vị cấp nước, đơn vị này nói trách nhiệm thuộc về đơn vị thi công. Phía đơn vị thi công lại cho biết mình không có trách nhiệm sửa chữa.
"Điều người dân bức xúc hơn cả là lượng xi măng để đổ bê tông cũng bị cắt xén. Khi giám sát, mọi người được biết, đúng ra phải dùng 8 bao xi măng, nhưng đơn vị thi công lại chỉ dùng 5 – 6 bao xi măng để trộn", chị Hà cho biết thêm.
Trao đổi với Dân Việt, ông Nguyễn Hữu Thọ, Phó Chủ tịch UBND xã Tạ Xá cho biết, chủ đầu tư dự án đường giao thông khu Đoàn Kết là xã Tạ Xá, nhà thầu thi công là Công ty TNHH MTV Thương mại Hải Hằng.
Nguồn vốn thực hiện dự án từ ngân sách nông thôn mới. Dự án này được thực trước, sau khi có ngân sách về sẽ chi trả cho dự án sau.
Ông Nguyễn Hữu Thọ, Phó Chủ tịch UBND xã Tạ Xá thừa nhận có việc người dân bức xúc, ngăn cản đơn vị thi công vì nghi đường thôn mới bị rút ruột. (Ảnh: Ngô Hùng)
"Dự án này thực hiện được cũng cần sự hiến đất của người dân. Đúng là trong quá trình thi công, nhà thầu thi công có làm đứt các đường ống nước của dân. Việc xử lý khắc phục sự cố đã bị chậm trễ, chưa xử lý ngay khiến người dân rất bức xúc.
Việc lấy đất của người hai bên đường có sự không đồng đều giữa 2 bên. Khi người dân ngăn cản nhà thầu không được thi công nữa vì có nghi vấn bị "rút ruột", xã đã yêu cầu dừng thi công để làm rõ sự việc", ông Thọ chia sẻ.
Theo tìm hiểu của Dân Việt, dự án cải tạo, nâng cấp đường giao thông khu Đoàn Kết do Công ty TNHH MTV Thương mại Hải Hằng trúng thầu với giá dự thầu hơn 2,8 tỷ đồng.
Nguồn vốn để thực hiện dự án từ chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2021 và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác. Thời gian thực hiện dự án 150 ngày.
Người dân yêu cầu nhà thầu phải thực hiện đúng thiết kế mới tiếp tục cho thi công công trình. (Ảnh: Ngô Hùng)
Còn theo ông Nguyễn Văn Hải, Giám đốc Công ty TNHH MTV Thương mại Hải Hằng, dự án đường giao thông khu Đoàn Kết kéo dài hơn 1km với tổng chi phí hơn 3 tỷ đồng.
Ông Hải xác nhận có người dân phản ánh về việc đổ bê tông không đúng kích thước. Theo ông Hải, nguyên do vào cuối ngày, còn lại ít bê tông trên bom nên đổ thoải ra. Ngay sau khi nhận được phản ánh người dân, nhà thầu đã cắt bỏ đi 2m đường đó.
-
6 tháng chưa có kết luận vụ "làm xiếc" đấu giá đất ở Phú Thọ
Về vụ việc nhiều dự án đấu giá có dấu hiệu bị "làm xiếc" ở TX.Phú Thọ (tỉnh Phú Thọ) mà Báo Điện tử Dân Việt đã điều tra, đăng tải, đến nay đã 6 tháng trôi qua nhưng vẫn chưa có kết luận thanh tra.
-
Bổ sung 800 tỷ đồng cho Bộ Giao thông vận tải xây cầu Phong Châu mới
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 1389/QĐ-TTg ngày 15/11/2024 bổ sung vốn từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2024 cho Bộ Giao thông vận tải để thực hiện Dự án đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới trên quốc lộ 32C, tỉnh ...
-
Phó Thủ tướng chỉ đạo sớm xây dựng cầu Phong Châu
Sáng 18/10, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp nghe báo cáo về tình hình triển khai dự án xây dựng cầu Phong Châu mới của tỉnh Phú Thọ. Trước đó, cầu Phong Châu cũ kết nối huyện Tam Nông và huyện Lâm Thao đã bị nước lũ kéo đổ trụ T7 làm sập ...
-
Viglacera lập công ty con vốn 600 tỷ, chưa công bố lĩnh vực kinh doanh
HĐQT Tổng Công ty Viglacera - CTCP (Mã: VGC) vừa công bố nghị quyết thông qua việc phê duyệt đề án thành lập và việc góp vốn để lập CTCP Viglacera Phú Thọ.