Ảnh minh họa.
Theo đó, mục tiêu của dự án nhằm từng bước hoàn thành hệ thống đường bộ cao tốc từ Dầu Giây đến Liên Khương theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; nâng cao khả năng kết nối với mạng lưới giao thông quốc gia, rút ngắn thời gian kết nối các tỉnh Tây Nguyên với khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam và các trung tâm kinh tế, xã hội, công nghiệp dọc quốc lộ 20.
Nâng cao năng lực vận chuyển hàng hóa, thông thương đối ngoại, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao, giảm ùn tắc, tai nạn giao thông cho Quốc lộ 20 đang trong tình trạng quá tải, đặc biệt là các điểm đen về giao thông tại khu vực đèo Bảo Lộc.
Tạo bước đột phá kinh tế - xã hội, thúc đẩy phát triển du lịch, bảo đảm an ninh quốc phòng của tỉnh Lâm Đồng nói riêng, khu vực Tây Nguyên nói chung; phát huy tối đa hiệu quả đầu tư của dự án cao tốc đoạn Dầu Giây - Tân Phú, Bảo Lộc - Liên Khương.
Dự án xây dựng đường bộ cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc có tổng chiều dài 65,88km, trong đó đoạn đi qua địa bàn tỉnh Đồng Nai dài 11,91km, qua địa bàn tỉnh Lâm Đồng 53,97km.
Điểm đầu của cao tốc trùng với điểm cuối của dự án đường cao tốc Dầu Giây- Tân Phú. Điểm cuối qua nút giao với đường Nguyễn Văn Cừ, thành phố Bảo Lộc, nối với dự án cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương.
Quy mô đầu tư dự án nhóm A, công trình giao thông đường bộ cấp I với vận tốc thiết kế 80km/h, giai đoạn hoàn chỉnh quy mô 4 làn xe với chiều rộng mặt nền 22m,...
Dự án có thời gian thực hiện chuẩn bị đầu tư từ năm 2022, thực hiện tới năm 2027, dự kiến hoàn thành đưa vào khai thác quý 4/2027.
Theo quyết định trên, dự án được đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), loại hợp đồng xây dựng- kinh doanh- chuyển giao (BOT).
Dự án có tổng mức đầu tư 18.002 tỷ đồng, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng 2.877 tỷ đồng, chi phí xây dựng và thiết bị 11.213 tỷ đồng, còn lại là chi phí quản lý, dự phòng và lãi vay trong thời gian thi công.
Cơ cấu vốn cho dự án gồm vốn nhà nước 6.500 tỷ đồng (ngân sách Trung ương 2.000 tỷ đồng, ngân sách địa phương 4.500 tỷ đồng), vốn thức hiện của nhà đầu tư 11.502 tỷ đồng, chiếm 63,89% tổng mức đầu tư.
-
Bộ Xây dựng thông tin về dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 28B qua tỉnh Bình Thuận và Lâm Đồng
Để dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 28B hoàn thành đúng tiến độ, Bộ Xây dựng đề nghị UBND tỉnh Lâm Đồng và UBND tỉnh Bình Thuận chỉ đạo các đơn vị liên quan tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để nhà thầu có mặt bằng sạch thi công, bảo đảm hoàn thành dự án trong năm 2025.
-
Sắp có tuyến cao tốc dài hơn 140km kết nối 3 tỉnh Bình Thuận - Lâm Đồng - Đắk Nông
Phương án đầu tư tuyến đường bộ cao tốc kết nối 3 tỉnh Bình Thuận - Lâm Đồng - Đắk Nông dự kiến có chiều dài khoảng 140km, sẽ đảm bảo sự kết nối thông suốt, nhanh chóng giữa các khu vực chức năng, trung tâm tỉnh Lâm Đồng mới.
-
Chấm dứt hoạt động dự án Khu vườn Nhật Bản tại tỉnh Lâm Đồng
UBND tỉnh Lâm Đồng vừa có văn bản về việc chủ trương chấm dứt hoạt động dự án Khu vườn Nhật Bản của Công ty cổ phần du lịch Lâm Đồng tại Khu du lịch quốc gia hồ Tuyền Lâm.








-
Tỉnh lớn nhất Việt Nam ra tối hậu thư với "cò đất" lộng hành
UBND tỉnh Lâm Đồng vừa có văn bản số 546/UBND-NNMT về việc chấn chỉnh tình trạng môi giới bất động sản trái phép, giải quyết thủ tục hành chính về đất đai trên địa bàn tỉnh.
-
Sau khởi công, dự án cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương vẫn ngổn ngang thủ tục
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Nguyễn Hồng Hải sau khi đi kiểm tra tiến độ xây dựng dự án cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương đã chỉ đạo các sở, ngành khẩn trương phối hợp, tháo gỡ các vướng mắc liên quan dự án này....
-
Kiến nghị mới của UBND tỉnh Lâm Đồng về tuyến cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết
UBND tỉnh Lâm Đồng kiến nghị lắp camera giám sát và đầu tư làn khẩn cấp sau vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng trên tuyến cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết.