Tỷ trọng vốn đổ vào lĩnh vực này tăng cao là do các xu hướng mới xuất hiện sau đại dịch Covid-19. Đồng thời, thị trường vốn sẽ dổ về những quốc gia mới nổi, có tốc độ tăng trưởng nhanh ở châu Á và châu Âu.
Theo các chuyên gia, trong thập kỷ tới, danh mục đầu tư bất động sản sẽ tiếp tục có sự phân bổ và đa dạng hóa. Những tài sản thay thế có thể cạnh tranh được với những phân khúc truyền thống như văn phòng, bán lẻ,…
Nghiên cứu Cơ hội tăng trưởng phân khúc nhà ở của JLL cho thấy dòng vốn chảy vào lĩnh vực này đã tăng nhanh trong 5 năm qua. Dòng vốn tập trung nhiều nhất ở các loại tài sản như nhà đất hoặc xây dựng nhà cho thuê. Các nhà đầu tư ngày càng nhận thấy tiềm năng tăng trưởng cũng như lợi nhuận của phân khúc này.
Năm 2020, khoảng 200 tỷ USD đã được đổ vào phân khúc nhà ở trên toàn cầu. Với tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng, tỷ lệ cạnh tranh trên thị trường cũng sẽ tăng theo.
"Tỷ lệ cạnh tranh trên phân khúc nhà ở toàn cầu đã gia tăng và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Các nhà đầu tư đã nhận thấy dòng tiền ổn định cũng như khả năng phục hồi sớm của phân khúc này so với những phân khúc khác”, Sean Coghlan, thành viên Ban lãnh đạo JLL chia sẻ.
Cơ hội cho phân khúc nhà ở phụ thuộc vào những xu hướng liên quan đến dân số, các nguyên tắc cơ bản về kinh tế và các quy định của địa phương. Mỹ, Đức, Hà Lan và các quốc gia thuộc Vương quốc Anh là những thị trường nhà ở hàng đầu hiện nay. Trong khi đó, một số quốc gia như Úc, Canada,… đang dần nổi lên trở thành những thị trường mới.
Tuy nhiên, phân tích của JLL cho thấy mức độ rủi ro và khả năng sinh lời không được phân bổ đồng đều, đặt biệt ở những thị trường mà sự mất cân bằng giữa nguồn cung và nhu cầu đang tương đối nghiêm trọng. Điều này mang lại cơ hội lớn cho sự thâm nhập và tăng trưởng của phân khúc nhà ở, nhưng cũng tạo ra nhiều thách thức hơn cho các nhà đầu tư.
"Khi các nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội tại những thị trường mới, cả người mua và người cho vay sẵn sàng đa dạng hóa và mở rộng quy mô”, Coghlan nói thêm.
Lợi nhuận và hiệu suất từ việc cho thuê nhà tương đối ổn định biến phân khúc nhà ở trở thành một trong những phân khúc bất động sản có tính thanh khoản cao nhất. Phân khúc này đang thực sự trở thành đối trọng đáng gờm với những phân khúc truyền thống như cho thuê văn phòng, bán lẻ,… Trong chu kỳ tăng trưởng kinh tế trước đó, tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm về khối lượng đầu tư đạt 17%, cao hơn đáng kể so với văn phòng và bán lẻ.
Gần đây, việc đa dạng hóa dòng vốn đang dẫn đến mức độ cạnh tranh cao hơn đối với sản phẩm trên thị trường. Điều này đẩy mở ra cánh cửa dẫn các nhà đầu tư đến với những thị trường non trẻ - đặc biệt là ở các khu vực Châu Âu và Châu Á Thái Bình Dương.
-
Theo báo cáo mới đây của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Nhật Bản (JCER), đại dịch đã khiến GDP của các nền kinh tế lớn nhất châu Á thiệt hại 1.700 tỷ USD trong năm 2020.
-
Các công ty bất động sản Trung Quốc từ lâu đã phát triển nhanh chóng nhờ việc bán ra trái phiếu niêm yết bằng đồng USD. Tuy nhiên, năm nay lại là câu chuyện khác khi trái phiếu USD của họ đã mất đi khoảng 1/3 giá trị trong bối cảnh lo ngại về cuộc khủng hoảng của China Evergrande.
-
Công ty bất động sản Savills đã công bố báo cáo xu hướng đầu tư bất động sản tại châu Á trong quý III. Đáng chú ý, sự thận trọng là yếu tố được nhìn thấy rõ nét nhất.
-
Hai tỷ phú Ấn Độ rời khỏi câu lạc bộ 100 tỷ USD
Hai tỷ phú hàng đầu Ấn Độ, ông Mukesh Ambani và ông Gautam Adani, đã chính thức rời khỏi câu lạc bộ "centibillionaire" (những người sở hữu tài sản trên 100 tỷ USD).
-
Myanmar muốn gia nhập BRICS, Nam Phi phủ nhận kế hoạch tạo đồng tiền chung
Trong bối cảnh BRICS (nhóm các nền kinh tế mới nổi gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) mở rộng thành viên và đẩy mạnh ảnh hưởng toàn cầu, Myanmar vừa tuyên bố mong muốn trở thành thành viên của khối này....
-
Mỹ sắp đưa 140 công ty công nghệ của Trung Quốc vào danh sách hạn chế
Chính quyền Tổng thống Joe Biden dự kiến sẽ công bố các biện pháp kiểm soát xuất khẩu mới nhằm hạn chế ngành công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc. Đây là lần thứ ba kể từ năm 2022, Washington triển khai các chính sách nhằm kìm hãm tham vọng công nghệ c...