08/10/2024 9:50 AM
Sau nửa thế kỷ thiết lập quan hệ ngoại giao, Việt Nam và Pháp đã nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện vào ngày 7/10.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron - Ảnh: Báo Quốc tế.

Với quyết định này, Pháp trở thành nước đầu tiên trong EU có quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam và là nước thứ 8 trên thế giới có tầm mức quan hệ như vậy với Việt Nam. Trước đó, Việt Nam đã thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản và Úc.

Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã có quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với 4 trong tổng số 5 thường trực Hội đồng Bảo an là Trung Quốc, Nga, Mỹ và Pháp.

Tại cuộc hội đàm quan trọng ở Điện Élysée (Pháp) với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã trao đổi toàn diện về tình hình kinh tế - xã hội mỗi nước, quan hệ hợp tác song phương và các vấn đề khu vực, quốc tế cùng quan tâm.

Hai nhà lãnh đạo nhất trí tuyên bố nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện và thống nhất các phương hướng, biện pháp lớn nhằm đưa khuôn khổ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Pháp ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực, phù hợp với khuôn khổ hợp tác giữa hai nước trong bối cảnh mới. Với quyết định này, Pháp trở thành nước đầu tiên trong EU có quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam.

Về kinh tế - thương mại, hai bên tiếp tục thúc đẩy các khoản vay ưu đãi, vay ODA cho Việt Nam; khuyến khích các cơ quan doanh nghiệp hai bên tiếp tục triển khai đầy đủ, hiệu quả Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA).

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đề nghị Pháp sớm hoàn tất quá trình phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư EU - Việt Nam (EVIPA); đánh giá cao những nỗ lực của Việt Nam trong chuyển đổi nghề cá bền vững; ủng hộ Ủy ban châu Âu (EC) sớm gỡ bỏ "thẻ vàng" đối với thủy sản Việt Nam.

Về lĩnh vực y tế, giáo dục, hai bên nhất trí đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, tiếp tục tạo điều kiện để sinh viên Việt Nam sang Pháp học tập với nhiều học bổng hơn nữa. Khuyến khích người dân hai nước tham gia vào các sự kiện văn hóa lớn của mỗi nước.

Về hợp tác nông nghiệp, hai bên nhất trí mở rộng hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp tuần hoàn, hợp tác ba bên giữa Việt Nam, Pháp và các nước phương Nam nhằm bảo đảm an ninh lương thực toàn cầu.

Về hợp tác đa phương, hai bên đánh giá vai trò trung tâm của ASEAN trong khu vực; cam kết sẽ tiếp tục thúc đẩy quan hệ Pháp với ASEAN cũng như quan hệ giữa EU – ASEAN; tiếp tục ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương và tổ chức quốc tế như ASEM, khuôn khổ hợp tác ASEAN-EU, Pháp ngữ, Liên Hợp Quốc.

Về các vấn đề khu vực và quốc tế, Tổng thống Pháp nhấn mạnh Pháp đánh giá cao quan điểm của Việt Nam về chấm dứt bạo lực, giảm leo thang căng thẳng và kêu gọi các bên giải quyết các xung đột ở Ukraine, Trung Đông… bằng các biện pháp hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế.

Về vấn đề Biển Đông, hai bên tái khẳng định tầm quan trọng của việc bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hàng không, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình phù hợp luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).

Trong khuôn khổ chuyến thăm, nhiều văn kiện, thoả thuận hợp tác trong lĩnh vực ngoại giao, văn hóa, giáo dục, giao thông vận tải, nội vụ… cũng được các bộ, ngành, địa phương hai nước ký kết.

Chủ đề: Kinh tế Việt Nam,
  • Kinh tế Việt Nam quý 3 và 9 tháng đầu năm 2024

    Kinh tế Việt Nam quý 3 và 9 tháng đầu năm 2024

    Bức tranh kinh tế Việt Nam 9 tháng đầu năm 2024 với nhiều điểm sáng tích cực, GDP ước tăng 6,82%; xuất khẩu có triển vọng lập mốc lịch sử mới với cán cân thương mại xuất siêu 20,79 tỷ USD; thu hút vốn đầu tư FDI cao;.... theo số liệu mới công bố của Tổng cục Thống kê.

  • Kinh tế Việt Nam sẽ đạt 2.000 tỷ USD vào năm 2050?

    Kinh tế Việt Nam sẽ đạt 2.000 tỷ USD vào năm 2050?

    Đó là nhận định của GS Klaus Schwab, Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) chia sẻ trong một talkshow được tổ chức tại TP.HCM vào ngày 6/10 vừa qua.

Bảo Minh
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.