27/10/2012 8:02 AM
Các nhà đầu tư nước ngoài cho rằng, việc nới “room” tỷ lệ sở hữu ở các ngân hàng nội cho các nhà đầu tư nước ngoài sẽ góp phần hạn chế tình trạng sở hữu chéo cũng như nợ xấu cao hiện nay.

NĐT nước ngoài, khi có đủ tỷ lệ sở hữu chi phối trong ngân hàng, sẽ can thiệp để kiểm soát và hạn chế tình trạng sở hữu chéo

Phát biểu trong phiên thảo thuận chuyên đề ngân hàng tại Diễn đàn kết nối cơ hội đầu tư (Viet Capital Viet Nam Access Day) ngày 24/10, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Bản Việt cho rằng, việc đầu tư của các ngân hàng nước ngoài vào ngân hàng Việt Nam sẽ tạo được sự thuận lợi cho cả hai bên. Song, chỉ khi ngân hàng nước ngoài sở hữu một tỷ lệ cổ phần chi phối thì mới có thể đẩy mạnh sự phát triển của ngân hàng.

Theo ông Nam, thực tế trong ngành ngân hàng Việt Nam hiện nay, vấn đề sở hữu chéo rất phức tạp. Khi có tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài lớn hơn sẽ phần nào hạn chế được vấn đề này.

Đồng quan điểm, ông Sanjay Kalra, Đại diện thường trú của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho biết, khi tỷ lệ sở hữu đạt tới một mức độ đủ lớn nhất định, ngân hàng ngoại mới có thể có được tiếng nói trong việc xây dựng chiến lược phát triển và kể cả xử lý nợ xấu của ngân hàng nội. Các ngân hàng ngoại vừa có kinh nghiệm, kỹ năng đánh giá nợ xấu của ngân hàng, vừa có nguồn vốn để có thể tham gia vào quá trình xử lý nợ xấu.

Tổng giám đốc điều hành Citibank Việt Nam, ông Brett Krause nhận định, việc tăng tỷ lệ sở hữu vốn cho nhà đầu tư nước ngoài trong các ngân hàng Việt Nam so với mức hiện nay là cơ hội cho nhà đầu tư nước ngoài trong việc góp vốn vào ngân hàng nội. Sự tham gia của ngân hàng ngoại tại ngân hàng Việt Nam cũng sẽ đem lại các chiến lược phát triển và tăng tính cạnh tranh, năng lực cho ngân hàng trong nước. Qua đó, các ngân hàng Việt Nam có thể học hỏi được kinh nghiệm từ các tập đoàn tài chính nước ngoài đã có thâm niên hoạt động. Tuy nhiên, theo ông Brett Krause, không hẳn nhà đầu tư nước ngoài nào cũng muốn đầu tư vào ngân hàng Việt Nam bằng cách mua lại cổ phần.

Đối với Citibank, ông Brett Krause cho biết, Ngân hàng không đầu tư vào các ngân hàng Việt Nam mà muốn tự phát triển ngân hàng ở Việt Nam bằng cách mở rộng để phục vụ các tổ chức cũng như cá nhân.

“Thực tế, tiềm năng phát triển của các ngân hàng trong nước hiện nay còn rất lớn. Trong đó, nhu cầu vốn của doanh nghiệp và kể cả cá nhân luôn gia tăng”, Tổng giám đốc điều hành Citibank Việt Nam nói.

Còn theo đánh giá của ông Georg Steiger, Luật sư cộng sự Công ty TNHH McKinsey & Company Việt Nam, ở Việt Nam hiện có nhiều ngân hàng vẫn hoạt động tốt, trong đó có nhóm ngân hàng TMCP lớn mới được cổ phần hóa và bên cạnh đó cũng có nhiều ngân hàng ở nhóm nhỏ đang đi lên. Tuy nhiên, vấn đề quản trị ở các ngân hàng hiện nay cũng còn những yếu kém nhất định

Ông Brett Krause thì cho rằng, vấn đề lớn hiện nay trên thị trường ngân hàng Việt Nam là phần lớn người dân chưa có thói quen giao dịch tại ngân hàng. Một ví dụ là, Việt Nam có tỷ lệ dân số tăng nhanh hơn Philippine, nhưng tỷ lệ sử dụng dịch vụ ngân hàng cũng như số lượng người có tài khoản giao dịch ở ngân hàng chỉ mới chiếm 1/4 tổng dân số. Chính việc này đã gây không ít khó khăn cho các ngân hàng trong việc huy động vốn để phục vụ cho sự phát triển của nền kinh tế. Do đó, giải quyết nợ xấu, theo ông Brett Krause, trước hết phải làm thế nào để tăng niềm tin cho người dân, nhưng làm được việc này, đòi hỏi các ngân hàng phải hoạt động lành mạnh và minh bạch.

Theo Thùy Vinh (ĐTCK)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.