Thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua nửa đầu năm 2025 đầy biến động do tác động từ bất ổn vĩ mô thế giới, đặc biệt là chính sách thuế đối ứng của Mỹ và xung đột địa chính trị. Tuy nhiên, thị trường đã hồi phục tích cực và vượt vùng 1.340 điểm trước sự kiện thuế quan khi các cải cách về thể chế để hỗ trợ cho "nội lực" nền kinh tế dần được thông qua.
Dù mới chỉ bước sang nửa cuối năm vài phiên, thị trường đã ghi nhận đà tăng mạnh khi Việt Nam đạt được những bước tiến quan trọng trong đàm phán thuế đối ứng và khẳng định vai trò ngày càng rõ nét trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Diễn biến này mở ra kịch bản tích cực với thị trường chứng khoán Việt Nam với nhiều cơ hội đầu tư tiềm năng trong nửa cuối năm.
"Trong bối cảnh 'tiền rẻ' được duy trì với nhiều cải cách mạnh mẽ mới về chính sách để hỗ trợ nền kinh tế, thị trường chứng khoán đang bước vào một 'Megatrend' trong nửa cuối năm 2025", ông Nguyễn Minh Hoàng, Giám đốc Phòng phân tích Công ty CP chứng khoán Nhất Việt (VFS), nhận định tại hội thảo “Triển vọng thị trường chứng khoán 2025 - Định hình chu kỳ tăng giá mới từ nội lực kinh tế”, diễn ra mới đây, tại TP.HCM.
Nhiều điểm sáng về kinh tế nửa đầu năm 2025
TS Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng, Giám đốc Viện đào tạo, nghiên cứu BIDV đánh giá, tăng trưởng kinh tế Việt Nam 7,52% trong nửa đầu năm 2025 là tích cực với nhiều điểm sáng như các động lực kinh tế tăng trưởng, hồi phục đồng đều, đột phát về thể chế, cách mạng tinh gọn bộ máy...
Dựa trên nền tảng này, ông Lực dự báo cả năm 2025, tăng trưởng GDP kỳ vọng đạt 7,5% - 7,7% và 9% - 10% trong năm 2026. Đây là những mức tăng trưởng trưởng ấn tượng không chỉ trong khu vực mà còn trên toàn thế giới.
Về vấn đề lạm phát và tỷ giá, Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV đánh giá, tính chung cả năm sẽ nằm trong tầm kiểm soát của Chính phủ. Mặc dù vậy, nền kinh tế vẫn phải đối mặt với các rủi ro như xung đột địa chính trị, đầu tư tư nhân và tiêu dùng còn thấp, đầu tư công giải ngân chưa đồng đều, rủi ro thị trường trái phiếu, chiến tranh thương mại, và đặc biệt là vấn đề thuế đối ứng từ Mỹ.
"Xuất khẩu năm nay có thể giảm và thu hút FDI có thể chịu ảnh hưởng, xuất hiện cạnh tranh hàng hóa từ các nước khác xuất khẩu sang Việt Nam… là những thách thức hiện hữu", ông Lực thông tin.
TS Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng kiêm giám đốc Viện đào tạo, nghiên cứu BIDV. (Ảnh: VFS)
Do đó, vị chuyên gia đã đề xuất nhiều giải pháp để giảm thiểu tác động của chính sách thuế đối ứng từ Mỹ lên Việt Nam bao gồm tăng cường đối thoại, đàm phán, thúc đẩy quan hệ hợp tác cùng có lợi với Mỹ, giải quyết các vướng mắc mà Mỹ quan tâm, sớm triển khai các giải pháp cụ thể nhằm cân bằng thương mại với Mỹ đồng thời tạo ra các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, ngành hàng chịu tác động.
Ngoài ra, Việt Nam cũng cần cơ cấu lại nền kinh tế, tăng nội lực, tự lực tự cường, tập trung vào các động lực tăng trưởng khác như đầu tư, tiêu dùng và tìm ra các động lực tăng trưởng mới như xuất khẩu dịch vụ.
"Các doanh nghiệp cần sớm thay đổi để thích ứng với các giải pháp như chuyển đổi xanh và số hóa, đa dạng hóa thị trường, đối tác, nâng cao năng lực cạnh tranh và nội lực để có thể tận dụng tốt cơ hội trong thách thức", TS Cấn Văn Lực nhấn mạnh.
Các chuyên gia trao đổi về nội lực kinh tế Việt Nam. (Ảnh: VFS)
Trong khi đó, ở lĩnh vực bất động sản - một trong những lĩnh vực "xương sống" của nền kinh tế Việt Nam cũng đang có những chuyển biến tích cực hơn.
Ông Đinh Minh Tuấn - Giám đốc Khu vực miền Nam nền tảng Batdongsan.com.vn đánh giá thị trường bất động sản nói chung đang bước vào giai đoạn khởi sắc trong một chu kỳ mới. Mức độ quan tâm tìm kiếm bất động sản trong quý I/2025 hồi phục tốt sau giai đoạn đầu năm bất ổn kinh tế chính trị.
Đánh giá về thị trường bất động sản miền Nam và TP.HCM, ông Tuấn cho rằng mức độ quan tâm đang có xu hướng gia tăng về các vùng ven TP.HCM với dư địa tăng giá còn lớn. Trong đó, thị trường chung cư ghi nhận sự khởi sắc trong quý II nhưng thị trường đất nền vẫn ghi nhận sự phân hóa.
Trong nửa cuối năm 2025, ông Tuấn kỳ vọng xu hướng giãn dân mở rộng không gian đô thị, có thể tạo ra các xu hướng bất động sản mới cho khu vực miền Nam.
Thị trường chứng khoán đang bước vào một “Megatrend”
VN-Index đóng cửa phiên giao dịch ngày 22/7 tại gần 1.510 điểm, tăng hơn 24 điểm, ghi nhận phiên tăng mạnh nhất trong tháng, vượt mốc tâm lý 1.500 điểm lần đầu kể từ 7/4/2022.
Dòng tiền tiếp tục chảy mạnh và đà hồi phục nhanh chóng của nhiều cổ phiếu lớn trong những nhóm ngành lớn như bất động sản, ngân hàng, chứng khoán... đã tạo động lực thúc đẩy VN-Index có phiên tăng mạnh kể trên.
Ông Nguyễn Minh Hoàng, Giám đốc phòng phân tích Công ty CP chứng khoán Nhất Việt. (Ảnh: VFS)
Với những diễn biến tích cực của thị trường chứng khoán những phiên gần đây, đặc biệt trong bối cảnh “tiền rẻ” được duy trì với nhiều cải cách mạnh mẽ mới về chính sách để hỗ trợ nền kinh tế, ông Nguyễn Minh Hoàng, Giám đốc phòng phân tích Công ty CP chứng khoán Nhất Việt (VFS) cho rằng thị trường chứng khoán đang bước vào một “Megatrend” trong nửa cuối năm 2025.
Theo ông Hoàng, trong nửa đầu năm, VN-Index đã hồi phục và tăng điểm tích cưc sau sự kiện thuế quan với dòng tiền nhập cuộc mạnh mẽ tương đương với pha tăng 2021 – 2022, tạo ra quán tính mạnh mẽ cho pha tăng mới.
"Với kỳ vọng nền kinh tế duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ cùng những cơ hội mới, dòng tiền tiếp tục nhập cuộc mạnh mẽ, VN-Index sẽ hướng đến vùng 1.600 điểm, tương ứng với mức P/E kỳ vọng từ 13 lên 15 lần", ông Nguyễn Minh Hoàng kỳ vọng.
Theo chuyên gia này, với những xu hướng kinh tế lớn, nhiều nhóm ngành trên thị trường đang được hỗ trợ. Trong đó, nhóm cổ phiếu ngành bất động sản đang thu hút dòng tiền, vẫn có mức định giá hấp dẫn và nhận được sự hỗ trợ mạnh của các chính sách mới. Từ đó, nhóm cổ phiếu này được đánh giá là còn nhiều dư địa tăng giá.
-
Giao dịch tài sản số có thể bị áp thuế như chứng khoán
Tại dự thảo Luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế) cập nhật, Bộ Tài chính đề xuất áp dụng thuế suất 0,1% trên giá trị chuyển nhượng của từng lần giao dịch tài sản số, tài sản mã hóa, tương tự chứng khoán.
-
Công ty chứng khoán cho vay nhiều hơn cả ngân hàng
Dư nợ margin toàn ngành chứng khoán tăng vọt trong quý II giữa lúc thị trường chứng khoán tăng mạnh. TCBS, SSI tiếp tục dẫn đầu, VPBankS bất ngờ vượt mặt loạt tên tuổi.
-
Sáng 17/7, tại trụ sở Bộ Tài chính, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng đã tiếp và làm việc với đại diện Tổ chức FTSE Russell – đơn vị thành viên của Sở Giao dịch Chứng khoán London (LSEG). Cuộc làm việc tập trung vào trao đổi tiến độ cải cách, định hướng nâng hạng thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam và thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực thị trường vốn.








-
Công ty chứng khoán cho vay nhiều hơn cả ngân hàng
Dư nợ margin toàn ngành chứng khoán tăng vọt trong quý II giữa lúc thị trường chứng khoán tăng mạnh. TCBS, SSI tiếp tục dẫn đầu, VPBankS bất ngờ vượt mặt loạt tên tuổi.
-
Giám đốc chiến lược VPBankS: Nếu tiền ngoại tiếp tục giải ngân mạnh, chứng khoán có thể vượt đỉnh lịch sử ngay cuối tháng 7, đầu tháng 8
Với đà tăng mạnh mẽ như hiện tại, ông Sơn cho rằng việc VN-Index vượt đỉnh lịch sử năm 2021 – 2022 chỉ là câu chuyện thời gian:
-
ACV sắp phát hành hơn 1,4 tỷ cổ phiếu trả cổ tức
ACV sẽ trả cổ tức cổ phiếu tỷ lệ 64,58% từ nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tính đến cuối 2023. Đây là mức cổ tức khủng nhất từ trước đến nay.