Thị trường đã đủ kẻ bán, người mua, thế nhưng “cục” nợ xấu vẫn khó tiêu, do khung pháp lý tại Việt Nam vẫn thiếu sót và độ mở không cao.
Trong một buổi làm việc với Ngân hàng Nhà nước bàn về biện pháp xử lý nợ xấu, ông Nguyễn Quốc Hùng – Chủ tịch Hội đồng thành viên VAMC – cho biết giải quyết “hàng tồn” là nhiệm vụ quan trọng số một trong năm 2016.
Tuy vậy, chỉ còn hơn hai tháng nữa là hết năm, nhưng tính đến thời điểm này, “cục” nợ xấu vẫn chỉ được VAMC mua và xử lý thông qua thu hồi nợ cùng với việc trích lập dự phòng rủi ro của các TCTD, chưa bán được khoản nợ nào vì thiếu thị trường mua bán nợ.
Thị trường đã đủ
Thông tư 09/2015 của NHNN, được xem là bước tiến vượt trội để hình thành một thị trường mua bán nợ trong năm 2016, song đến thời điểm này, thị trường vẫn chưa có sự thay đổi.
VAMC cho biết, tính đến tháng 8/2016, VAMC đã mua lũy kế được 251 nghìn tỷ đồng nợ xấu, quy mô nợ xấu được VAMC mua về hiện khoảng 10 tỷ USD, trong đó hầu hết các khoản nợ đều có tài sản đảm bảo (bất động sản chiếm cao nhất, gần 64%). Như vậy, có thể thấy số hàng này khá dồi dào, đảm bảo nguồn cung cho thị trường nợ vận hành, phát triển.
Thời điểm này, thị trường đang hấp dẫn cả kẻ bán lẫn người mua, trong đó phải kể đến sự gia tăng của các nhà đầu tư nước ngoài. Hiện, đã có 35 nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến nợ xấu Việt Nam, 17 nhà đầu tư trong nước cũng đã đặt vấn đề muốn mua lại nợ xấu.
Trả lời báo chí, đại diện VAMC cho biết đã ký kết bảo mật thông tin với 13 nhà đầu tư quốc tế và 6 nhà đầu tư trong nước. Điển hình là IFC, Standard Chartered Bank, Jadara capital, Seven Seas Holding, Blackriver Asset Management, GIC, Yamaichi Securities, VinaCapital, VIC…
Dù có rất nhiều nhà đầu tư đang chờ đợi được mua nợ xấu của Việt Nam, song chuyên gia kinh tế khẳng định, chính những vướng mắc về pháp lý như quyền sở hữu và quyền tài sản, chuyển đổi sở hữu, room cổ phần… đang trở thành rào cản rất lớn đối với các nhà đầu tư, khiến thị trường mua bán nợ chưa được hình thành.
Ngoài ra, nhà đầu tư cũng rất quan tâm về giá của các tài sản nợ xấu đó. Có ý kiến cho rằng, đối với các nhà đầu tư, không có tài sản xấu mà vấn đề ở đây là mua tài sản đó giá cao hay thấp.
Trả lời phóng viên báo Thời báo Kinh Doanh, Ts. Trần Du Lịch cho rằng muốn mua bán nợ xấu theo cơ chế thị trường buộc phải chấp nhận lỗ vì bản chất nợ xấu là nợ khó đòi.
Ông Keithe Pogson, lãnh đạo cấp cao của Ernst & Young khu vực châu Á Thái Bình Dương cho rằng chính thị trường sẽ tự đặt ra giá thị trường cho các tài sản nợ xấu. Ở các nước cũng dùng thị trường để xử lý nợ xấu, với các tài sản nợ xấu sẽ tổ chức các cuộc đấu giá, đặc biệt là bất động sản.
“Ở Trung Quốc, theo thống kê, giá thị trường của tài sản nợ xấu thường sẽ thấp hơn 30% so với giá mà các tổ chức định giá đưa ra”, ông Keithe Pogson dẫn chứng. Thực tế, hiện nay trong số những nhà đầu tư muốn mua lại nợ xấu phần lớn vẫn là các công ty nước ngoài, trong nước mới chỉ có VAMC, công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC).
Đối với các nhà đầu tư, không có tài sản xấu mà vấn đề ở đây là mua tài sản đó giá cao hay thấp.
Chỉ thiếu cơ chế
Trong đó, VAMC, theo quy định, chỉ được bán nợ cho các đơn vị có chức năng mua bán nợ. Ngoài ra, gần 20 công ty xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (AMC) mới chỉ dừng lại ở việc xử lý nợ xấu nội bộ của ngân hàng mẹ, không tham gia mua bán nợ trên thị trường.
Thế nhưng, khung khổ pháp lý, cơ chế lại đang cản trở các nhà đầu tư, đặc biệt là đối với các nhà đầu tư nước ngoài được cho là chưa phù hợp.
Theo VAMC, hành lang pháp lý để bảo vệ VAMC trong quá trình xử lý nợ chưa thực sự bảo đảm và còn những khoảng trống. Vì vậy, cần có khung pháp lý thích hợp để nhiều thành phần tham gia hoạt động mua bán nợ.
Theo đó, để đẩy nhanh việc bán nợ xấu cho nhiều thành phần khác nhau cần phải cải cách các thủ tục hành chính, pháp lý theo hướng đơn giản và rút gọn hơn để tạo thuận lợi nhất cho nhà đầu tư sau khi họ quyết định mua.
Hiện, vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể về định giá các khoản nợ để bán, chưa có chính sách ưu đãi nhà đầu tư sau khi mua nợ hoặc khuôn khổ pháp lý như vấn đề trần tỷ lệ sở hữu tại các doanh nghiệp, sở hữu tài sản tại Việt Nam… vẫn tiếp tục là rào cản để các bên tham gia mua bán nợ xấu.
Tại nhiều nước, giao dịch mua bán nợ bình đẳng, thậm chí người mua còn được ưu ái hơn, trong khi tại Việt Nam, khung pháp lý mới bảo vệ người bán, chưa bảo vệ người mua.
Theo các chuyên gia kinh tế, ngoài chính sách, cơ chế tạo sân chơi chung cho các thành phần trong xã hội tham gia hoạt động mua, bán nợ theo nguyên tắc tự do, bình đẳng và tự chịu trách nhiệm. Thì nên xây dựng cơ chế đặc thù cho một số chủ thể đặc biệt tham gia hoạt động mua bán nợ như TCTD, VAMC, DATC và AMC.
Huyền Anh (Thời báo kinh doanh)
VIP
Cho thuê nhà góc 2 mặt tiền Thảo Điền Quận 2 25x20 1 trệt 1 lầu
6,500- 500m2
Quận 2, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0969740***
VIP
BÁN GẤP DÃY TRỌ NGAY KCN TÂN QUY-CỦ CHI 6X40 MT NHỰA 12M GIÁ 890TR SHR
890 triệu- 240m2
Huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0911079***
VIP
CHO THUÊ NHÀ MẶT PHỐ ĐƯỜNG TRẦN HƯNG ĐẠO SỐ 185 RỘNG RÃI, MỚI ĐẸP THUẬN TIỆN KIN
25 triệu - 120m2
Long Xuyên, An Giang
Hôm nay
0964970***
VIP
BÁN ĐẤT 2 MẶT TIỀN ĐƯỜNG CAO LỖ - CƠ HỘI AN CƯ LẬP NGHIỆP VÀ SINH LỜI CAO!
3 tỷ 500 triệu- 115m2
Huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0903378***
VIP
Căn hộ dịch vụ đường chính 791 Trần xuân soạn phường tân hưng quận 7
80 tỷ - 402m2
Quận 7, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0918912***
VIP
Nhà chính chủ sổ hồng riêng, 1 trệt 1 lầu, 2PN 2WC, hẻm 4m, tặng nội thất
3 tỷ 450 triệu- 40m2
Quận 12, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0939241***
VIP
Bán Nhà Hẻm Xe Hơi Tân Bình, gần Mũi Tàu Trường Chinh, 3 Tầng Mới, 58m2 chỉ 5.2t
5 tỷ 200 triệu- 58m2
Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0707201***
VIP
Bán nhà hẻm Quận 10 Cao Thắng ngang 9m dài 6m 1 trệt 2 lầu hoàn công đủ.
5 tỷ 600 triệu- 54m2
Quận 10, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0963141***
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.