CafeLand - Thái Lan – nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á chứng kiến đà suy giảm 2,6% trong quý đầu tiên năm 2021. Các quốc gia khác trong khu vực cũng ghi nhận tình trạng tương tự, với Philippines ở mức -4,2%, Indonesia -0,7% và Malaysia -0,5%. Trong khi đó, chỉ có Singapore và Việt Nam là hai trong số sáu nền kinh tế lớn trong khu vực có mức tăng trưởng dương, với các con số lần lượt là 0,2% và 4,5%, theo Nikkei.

Một người phụ nữ đẩy xe bán đồ ăn dọc theo con phố giải trí nổi tiếng quốc tế bị đóng cửa ở Bangkok, ngày 5/5/2021. Ảnh: AP

Tác động của đại dịch COVID-19 kéo dài đã làm trì hoãn sự phục hồi kinh tế ở khu vực Đông Nam Á, khi Thái Lan trở thành nước thứ tư trong sáu nền kinh tế lớn trong khu vực phải chịu sự suy giảm kinh tế trong ba tháng đầu năm 2021, theo Nikkei.

Các đợt bùng phát mới tại Thái Lan của dịch bệnh này đang làm lu mờ các dự báo kinh tế của các nước trong khu vực. Kinh tế Thái Lan đã giảm 2,6% trong quý đầu tiên, so với cùng kỳ năm ngoái. Trong quý đầu tiên, Thái Lan đã bị ảnh hưởng bởi đợt Covid-19 thứ hai và thứ ba. Làn sóng thứ hai, phát triển vào giữa tháng 12 và kéo dài đến đầu tháng 2, khiến các cơ sở kinh doanh như quán bar, quán rượu karaoke và spa, mát-xa đã bị yêu cầu đóng cửa.

Mặc dù chính phủ Thái Lan rất mong muốn mở cửa đất nước vốn phụ thuộc vào du lịch, nhưng làn sóng Covid-19 đã làm gián đoạn các luồng du khách. Xuất khẩu dịch vụ, bao gồm chi tiêu của những người không cư trú như khách du lịch, giảm 63,5% trong ba tháng kết thúc vào tháng Ba.

Ngoài Thái Lan, các quốc gia khác trong khu vực đã chứng kiến ​​sự suy giảm kinh tế trong quý đầu tiên, với Philippines ở mức -4,2%, Indonesia -0,7% và Malaysia -0,5%. Tất cả các quốc gia này đều trải qua đợt bùng phát Covid-19 cục bộ, làm gián đoạn các hoạt động kinh tế trong quý.

Trong khi đó, chỉ có hai nền kinh tế trong khu vực ghi nhận mức tăng trưởng dương là Singapore (0,2%) và Việt Nam (4,5%). Sung Eun Jung, một nhà kinh tế từ Oxford Economics, cho biết: “Cả hai nền kinh tế này đều được hưởng lợi từ sản lượng sản xuất mạnh mẽ và sự mở rộng trong lĩnh vực thương mại bán buôn”. Bà nói: “Hai nền kinh tế này kiểm soát dịch Covid-19 tốt hơn, điều này sẽ giúp duy trì sự phục hồi liên tục của nhu cầu trong nước”.

Tuy nhiên, tương lai vẫn còn mờ mịt bởi sự không chắc chắn do sự bùng phát trở lại gần đây của Covid-19 trên khắp khu vực. Do có một cụm dịch bắt nguồn từ Sân bay Changi của Singapore. Cư dân hiện chỉ được phép ra ngoài theo cặp, giảm so với giới hạn cho phép là năm người. Giống như ở Thái Lan, các nhà hàng sẽ bị hạn chế chỉ phục vụ các bữa ăn mang đi và giao hàng tận nơi.

Tiến độ của các chương trình tiêm chủng ở mỗi quốc gia sẽ tác động đến chi tiêu của người dân. Vào ngày 5/5, Ngân hàng Trung ương Thái Lan đã đưa ra các dự báo kinh tế dựa trên các kịch bản nhất định. Nếu 100 triệu liều vắc-xin được phân phối vào năm 2021 vào quý đầu tiên của năm 2022, thì ngân hàng trung ương Thái Lan dự kiến ​​nền kinh tế sẽ tăng trưởng 2,0% vào năm 2021 và 4,7% vào năm 2022.

Chiến lược gia Margaret Yang từ Daily FX ở Singapore cho biết: “Tiến độ vắc xin tương đối chậm trong khu vực và các chủng virus đột biến có thể tạo thêm sự không chắc chắn cho tốc độ phục hồi kinh tế”. Bà nói thêm: "Chúng tôi đang nhìn thấy một con đường phục hồi không đồng đều giữa các lĩnh vực khác nhau và các quốc gia khác nhau. Khoảng cách này có thể vẫn còn trong quý II khi các nền kinh tế phải vật lộn với virus, lạm phát và thất nghiệp".

Trường Anh (Nikkei)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.