CafeLand - Sau một năm thực hiện, Nghị quyết 42 về thí điểm xử lý nợ xấu đã phần nào thể hiện được vai trò trong việc đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu. Tuy nhiên, theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), quá trình xử lý nợ xấu còn gặp nhiều vướng mắc, đặc biệt trong thực tiễn mua bán nợ.

Đã xử lý hơn 138.000 tỉ đồng

Theo đánh giá của NHNN, sau một năm triển khai Nghị quyết 42, năng lực tài chính của các tổ chức tín dụng (TCTD) đã được củng cố, vốn điều lệ tăng nhanh dần qua các năm. Tính đến 30/6/2018, vốn điều lệ của toàn hệ thống ước đạt 519.000 tỉ đồng, tăng 1,3% so với cuối năm 2017, tăng 6,3% so với cuối năm 2016. Vốn chủ sở hữu của toàn hệ thống ước đạt 720.000 tỉ đồng, tăng 9,1% so với cuối năm 2017, tăng 21,1% so với cuối năm 2016.

những vướng mắc lớn trong xử lý nợ xấu

Nghị quyết 42 bước đầu đã tạo điều kiện quan trọng góp phần xử lý nợ xấu tại các TCTD. Đến cuối tháng 6/2018, tỷ lệ nợ xấu so với so với tổng nợ là 2,09%, giảm so với thời điểm 31/12/2016 (2,46%).

Kết quả xử lý nợ xấu tính đến 30/6/2018 là 138.000 tỉ đồng, không bao gồm 61.000 tỉ đồng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu nội bảng. Trong đó, xử lý nợ xấu nội bảng là 70.000 tỉ đồng (chiếm 50,78%), xử lý các khoản nợ đang hạch toán ngoài bảng cân đối kế toán là 21.590 tỉ đồng (chiếm 15,61%) và xử lý các khoản nợ xấu đã bán cho VAMC được thanh toán bằng trái phiếu đặc biệt là 46.460 tỉ đồng (chiếm 33,59%).

Và những vướng mắc

Cũng theo đánh giá của NHNN, thời gian qua nợ xấu đã được tích cực xử lý nhưng trên thực tế đang bộc lộ nhiều vướng mắc, đặc biệt trong mua bán, xử lý tài sản bảo đảm (TSBĐ).

Cụ thể, thực hiện các giải pháp xử lý nợ xấu, TSBĐ của các khoản nợ xấu còn hạn chế do chưa có thị trường mua bán nợ thật sự chuyên nghiệp, dẫn đến việc mua bán nợ xấu chưa thật sự sôi động, các thương vụ lớn chưa phát sinh nhiều.

Việc triển khai Nghị quyết 42 trong thực tiễn còn gặp nhiều bất cập, như việc hoàn trả TSBĐ là vật chứng trong vụ án hình sự, thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý TSBĐ và nghĩa vụ nộp thuế; công tác giữ gìn, đảm bảo an ninh trật tự và hỗ trợ các TCTD trong việc thu giữ TSBĐ của các khoản nợ xấu; xử lý TSBĐ là dự án bất động sản còn dở dang; quyền nhận thế chấp, đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai là tài sản bảo đảm cho các khoản nợ mà các cá nhân, tổ chức mua lại từ VAMC…

Bên cạnh đó, cơ chế tiếp cận thông tin về tình trạng TSBĐ chưa đáp ứng yêu cầu của các TCTD nên các TCTD gặp khó khăn trong việc xác định tài sản bảo đảm nào đang tranh chấp, tài sản bảo đảm nào đang phải áp dụng biện pháp khẩn cấp. Điều này dẫn đến cách hiểu về tài sản tranh chấp giữa các cơ quan tố tụng tại nhiều nơi, nhiều cấp khác nhau gây khó khăn khi áp dụng các biện pháp xử lý tài sản theo Nghị quyết 42.

Để đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu, Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng đã chỉ đạo các đơn vị thuộc NHNN, các TCTD, VACM phối hợp với các bộ, ngành, địa phương có liên quan để tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu các TCTD gắn với xử lý nợ xấu trong thời gian tới.

Cùng với đó, Thống đốc yêu cầu các vụ, cục, đơn vị liên quan thuộc NHNN tiếp thu những ý kiến, đề xuất của các đại biểu tại hội nghị này để nghiên cứu, đề ra giải pháp xử lý phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho công tác tái cơ cấu TCTD và xử lý nợ xấu.

  • Gia đình Tân Hiệp Phát lấn sân sang mua bán nợ

    Gia đình Tân Hiệp Phát lấn sân sang mua bán nợ

    CafeLand - Công ty TNHH mua bán nợ VNAMC là một trong số các doanh nghiệp mới được thành lập vốn điều lệ 100 tỷ đồng. Đáng chú ý, Đại diện pháp luật của công ty này là bà Trần Ngọc Bích con gái của ông Trần Quí Thanh, người đứng đầu tập đoàn Tân Hiệp Phát (THP Group).

Đình Vũ
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.