Metro Bến Thành – Suối Tiên hơn 43.700 tỷ đồng
Sáng 22/12, tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên chính thức vận hành khai thác thương mại sau 12 năm đầu tư xây dựng.
Được phê duyệt từ năm 2007, Metro Bến Thành - Suối Tiên mất 17 năm mới có thể đưa vào khai thác vì quá trình triển khai gặp nhiều vướng mắc. Toàn tuyến dài 19,7 km, gồm 14 nhà ga, trong đó ba ga ngầm ở khu trung tâm lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam.
Với tổng mức đầu tư ban đầu gần 17.400 tỷ đồng, dự án không phải trình Quốc hội phê duyệt chủ trương. Tuy nhiên, liên danh tư vấn sau đó tính toán lại, nâng tổng vốn lên hơn 47.300 tỷ đồng. Thủ tướng cho phép UBND TP HCM phê duyệt điều chỉnh dự án theo mức vốn, khởi công gói thầu chính đầu tiên đoạn trên cao vào tháng 8/2012. Nhưng lúc này, dự án thuộc tiêu chí quan trọng quốc gia - phải trình Quốc hội duyệt chủ trương.
Quá trình làm thủ tục điều chỉnh kéo dài khiến dự án gặp nhiều khó khăn, liên tục trong cảnh thiếu vốn, chậm tiến độ. Tháng 11/2019, việc điều chỉnh mới được chấp thuận, tổng vốn đầu tư chốt lại là hơn 43.700 tỷ đồng. Việc duyệt điều chỉnh giúp tuyến tàu điện được gỡ nút thắt kéo dài, bởi đây là cơ sở để Trung ương bố trí vốn ODA mà thành phố vay lại.
Metro số 1 không chỉ giúp kết nối, giảm tải áp lực giao thông khu vực phía Đông TP.HCM mà còn góp phần thúc đẩy nhiều lĩnh vực. Trong đó có thị trường bất động sản.
Cầu Nam Lý gần 1.000 tỷ đồng
Đầu tháng 10/2024, cầu Nam Lý thay thế cống đập Rạch Chiếc trên đường Đỗ Xuân Hợp, tại TP.Thủ Đức đã chính thức thông xe sau 8 năm khởi công xây dựng.
Cầu Nam Lý kết nối tuyến đường Đỗ Xuân Hợp là tuyến trục qua các phường An Phú, Bình Trưng Tây, Phước Long A, Phước Long B, Phước Bình phục vụ lưu thông giữa các khu dân cư lân cận và kết nối giữa tuyến đường Võ Nguyên Giáp với tuyến đường cao tốc Long Thành - Dầu Giây.
Dự án chính thức khởi công vào ngày 8/10/2016, với tổng vốn đầu tư 731,7 tỷ đồng. Vì lý do vướng mặt bằng nên dự án phải tạm ngưng từ tháng 4/2019 (sau khi hoàn thành 40% tổng khối lượng) để chờ bàn giao.
Sau khi hoàn tất các thủ tục, Ban Giao thông đã tiếp nhận mặt bằng, cùng các đơn vị thi công và đơn vị tư vấn triển khai ngay công tác tập kết vật tư, thiết bị, chuẩn bị mặt bằng tổ chức thi công... Đến nay, dự án đã hoàn thành phần cầu và đường dẫn hai đầu cầu để đưa vào khai thác, phục vụ người dân.
Sau khi hoàn thành, cầu phục vụ bà con đi lại thuận tiện, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của TP.Thủ Đức nói riêng và TP.HCM nói chung. Dự án cũng có ý nghĩa lớn trong giao thông vận tải hàng hóa qua đường thủy và kết nối giữa tuyến đường Võ Nguyên Giáp với tuyến đường cao tốc Long Thành - Dầu Giây.
Dự án mở rộng đường Tân Kỳ - Tân Quý
Dự án mở rộng đường Tân Kỳ - Tân Quý đang gấp rút hoàn thiện những hạng mục còn lại để kịp hoàn thành trong năm 2024. Đây là tuyến đường cửa ngõ khu vực phía Tây TP.HCM nhưng thường xuyên ùn tắc vì quy mô nhỏ hẹp.
Khởi công tháng 3/2023, công trình có tổng mức đầu tư hơn 1.200 tỷ đồng, trong đó phần xây dựng khoảng 237 tỷ đồng, còn lại phục vụ chi trả đền bù, giải phóng mặt bằng. Đoạn nâng cấp gần hai km, từ đường Bình Long đến Mã Lò với quy mô mở rộng mặt đường từ 8-10 m lên 30 m, kết hợp xây dựng hệ thống thoát nước, chiếu sáng...
Sau khi hoàn thành, tuyến đường sẽ đóng vai trò quan trọng giúp kết nối các huyện Hóc Môn, quận Bình Tân, Tân Phú, Tân Bình với sân bay Tân Sơn Nhất và nội đô thành phố.
Cầu Rạch Đĩa
Sáng nay 28/11/2024, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TPHCM đã chính thức thông xe dự án cầu Rạch Đỉa (nối quận 7 với huyện Nhà Bè).
Dự án đầu tư xây dựng cầu Rạch Đĩa có tổng mức đầu tư 512 tỷ đồng, trong đó, chi phí xây lắp là 146 tỷ đồng, chi phí bồi thường hỗ trợ, tái định cư là 290 tỷ đồng.
Dự án có mục tiêu xây dựng Cầu Rạch Đĩa mới thay thế cầu sắt hiện hữu đã xuống cấp, không đáp ứng tải trọng khai thác, góp phần cải thiện tình hình giao thông khu vực, giảm ùn tắc giao thông, đảm bảo an toàn giao thông và góp phần tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội cho khu vực phía Nam Thành phố.
Cầu Phước Long
Cũng nằm ở phía Nam TP.HCM, dự án xây cầu Phước Long, nối quận 7 và Nhà Bè, vốn đầu tư 748 tỷ đồng dự kiến thông xe trước Tết sau nhiều năm trễ hẹn. Cầu nằm trên đường Phạm Hữu Lầu bắc qua rạch Phú Xuân, dài 359 m, rộng 10,5 m cùng đường dẫn hai đầu.
Trước đó, cầu Phước Long được lên kế hoạch thực hiện trong giai đoạn 2016-2019, kinh phí gần 400 tỷ đồng nhằm thay cầu cũ nhỏ hẹp, xuống cấp. Tuy nhiên, năm 2020 công trình mới khởi công, rồi tiếp tục tạm ngưng do vướng mặt bằng. Dự án chậm tiến độ dẫn đến tăng chi phí đền bù, phải điều chỉnh lại vào năm 2022, đồng thời lùi thời gian hoàn thành.
Công trình sau khi hoàn thành sẽ giúp cải thiện mạng lưới hạ tầng giao thông khu vực phía Nam TP.HCM. Đồng thời thúc đẩy kết nối giữa hai khu vực đang có tốc độ đô thị hóa cao với hàng loạt khu đô thị được triển khai.
Nút giao thông cữa ngõ phía Nam
Cuối năm 2024, nhánh hầm chui HC1 hướng Binhd Chánh về Tân Thuận thuộc nút giao thông Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ sẽ chính thức được thông xe. Đây là nút giao thông quan trọng giúp giảm tải áp lực giao thông ở hai tuyến đường huyết mạch cửa ngõ phía Nam TP.HCM.
Trước đó, vào tháng 10/2024 hướng ngược lại của nhánh hầm chui này cũng đã được đưa vào khai thác.
Khởi công tháng 4/2020, công trình xây dựng nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ tổng mức đầu tư 830 tỉ đồng. Theo thiết kế, dự án sẽ xây đảo tròn trung tâm (đường kính 60m) và 2 hầm chui cùng các nhánh trên đường Nguyễn Văn Linh. Hai hầm chui trên đường Nguyễn Văn Linh sẽ đi ngầm qua khu vực nút giao thông Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ dài khoảng 480m (bao gồm đường dẫn 2 đầu hầm và hầm kín)
-
Sắp thông xe nhánh hầm chui ở nút giao thông quan trọng bậc nhất phía Nam TP.HCM
Ngày 31/12 tới, nhánh HC1 hướng Bình Chánh về Tân Thuận thuộc nút giao thông Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ sẽ được thông xe. Đây là hạ tầng giao thông cực kỳ quan trọng ngay cửa ngõ phía Nam TP.HCM.
-
Kiều hối về TP.HCM đạt 10 tỷ USD
Nếu tính lũy kế từ đầu năm 2024 đến nay, tổng lượng kiều hối chuyển về TP.HCM đạt 10,039 tỷ USD, Thời báo Ngân hàng dẫn lời ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM....
-
Thủ Đức 2040: Siêu đô thị 9 phân vùng với hơn 21.000 ha
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 202/QĐ-TTg, phê duyệt đồ án quy hoạch chung thành phố Thủ Đức thuộc TP.HCM đến năm 2040, với mục tiêu trở thành đô thị sáng tạo, dẫn đầu kinh tế khu vực. Quy hoạch chia Thủ Đức thành 9 phân vùng chức năng,...
-
Hàng trăm km đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM sẽ có "bước ngoặt" mới
Hà Nội và TP.HCM đang khẩn trương xây dựng, trình Quốc hội ban hành nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc biệt, đặc thù để phát triển mạng lưới đường sắt đô thị.