01/11/2013 8:37 PM
Ngừng thi công xây dựng công trình; đình chỉ thi công xây dựng công trình, áp dụng các biện pháp ngừng cung cấp điện, nước: Thông báo cho cơ quan có thẩm quyền không cung cấp các dịch vụ điện nước, các hoạt động kinh doanh và các dịch vụ khác.

Sau khi báo PL&XH đăng tải loạt bài phản ánh tình trạng vi phạm trật tự xây dựng (TTXD) tại một số xã, phường trên địa bàn TP Hà Nội, một số bạn đọc gọi đến Đường dây nóng báo PL&XH thắc mắc: "Chúng tôi chưa hiểu về quy trình và thẩm quyền xử lý vi phạm TTXD như thế nào là đúng? PV báo PL&XH trích đăng ý kiến của một số luật sư…

Xử lý công trình vi phạm

Đối với biện pháp xử lý công trình vi phạm, luật sư Vũ Lợi, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho biết: "Tại Điều 4, Nghị định số 180/2007/NĐ-CP ngày 7-12-2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xây dựng về xử lý vi phạm TTXD đô thị, đối với hành vi vi phạm TTXD đô thị sẽ bị xử lý theo một hoặc các hình thức:

Ngừng thi công xây dựng công trình; đình chỉ thi công xây dựng công trình, áp dụng các biện pháp ngừng cung cấp điện, nước: Thông báo cho cơ quan có thẩm quyền không cung cấp các dịch vụ điện nước, các hoạt động kinh doanh và các dịch vụ khác đối với công trình xây dựng vi phạm; cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm; buộc bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra; xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật hình sự; ngoài các hình thức xử lý quy định nêu trên thì đối với chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu tư vấn thiết kế, nhà thầu tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình có hành vi vi phạm TTXD đô thị còn bị nêu tên trên website của Bộ Xây dựng và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Đối với công trình không có Giấy phép xây dựng (GPXD), tại khoản 1, Điều 12, Nghị định 180/2007/NĐ-CP quy định: Những công trình xây dựng theo quy định phải có GPXD, khi xây dựng không có GPXD (trừ những trường hợp không có GPXD nhưng đủ điều kiện để cấp GPXD quy định tại khoản 2, Điều này) phải bị xử lý như sau: Lập biên bản ngừng thi công xây dựng, yêu cầu chủ đầu tư tự phá dỡ công trình xây dựng vi phạm TTXD đô thị; trường hợp chủ đầu tư không ngừng thi công xây dựng bị đình chỉ thì buộc phá dỡ công trình xây dựng vi phạm trật tự xây dựng đô thị; đồng thời, áp dụng các biện pháp ngừng cung cấp các dịch vụ điện, nước và các dịch vụ khác liên quan đến xây dựng công trình; cấm các phương tiện vận tải chuyên chở vật tư, vật liệu, công nhân vào thi công xây dựng; cưỡng chế phá dỡ nếu chủ đầu tư không thực hiện quyết định đình chỉ thi công xây dựng. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm về toàn bộ chi phí lập phương án phá dỡ (nếu có) và chi phí tổ chức cưỡng chế phá dỡ".

Những ai phải chịu trách nhiệm vì để nhiều công trình vi phạm? Ảnh: Nguyễn Khuê

Trách nhiệm xử lý vi phạm

Về trách nhiệm xử lý các công trình vi phạm TTXD, theo quan điểm của luật sư Hoàng Tùng, Văn phòng Luật sư Trung Hòa, Đoàn Luật sư TP Hà Nội: "Tại Điều 9, Nghị định số 180/2007/NĐ-CP quy định trách nhiệm của CQCA, đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước và các cơ quan liên quan khác trong việc xử lý vi phạm TTXD đô thị như sau: Thủ trưởng CQCA xã, phường, thị trấn có trách nhiệm phối hợp với Thanh tra xây dựng có thẩm quyền xử lý vi phạm TTXD đô thị, thực hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu trong quyết định đình chỉ thi công xây dựng, quyết định cưỡng chế phá dỡ của cấp có thẩm quyền; trường hợp không thực hiện hoặc dung túng cho hành vi vi phạm để công trình tiếp tục xây dựng thì bị xử lý theo quy định hoặc có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật hình sự khi để xảy ra hậu quả nghiêm trọng; thủ trưởng doanh nghiệp, cá nhân cung cấp dịch vụ điện, nước và các dịch vụ khác liên quan đến công trình xây dựng vi phạm TTXD đô thị phải thực hiện nghiêm chỉnh, đúng thời hạn các yêu cầu trong quyết định đình chỉ thi công xây dựng, quyết định cưỡng chế phá dỡ của cấp có thẩm quyền; trường hợp không thực hiện, thực hiện không kịp thời hoặc dung túng, tiếp tay cho hành vi vi phạm thì bị xử lý theo quy định hoặc có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật hình sự khi để xảy ra hậu quả nghiêm trọng".

Vậy đối với những công trình vi phạm đã được báo PL&XH phản ánh sẽ bị xử lý như thế nào? Trách nhiệm của các cơ quan liên quan đến việc để xảy ra sai phạm trên địa bàn mình quản lý đến đâu? Báo PL&XH sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.

Nguyễn Khuê (Pháp luật & xã hội)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.