Các nhà máy thép tại châu Âu đang đặt mục tiêu giá khoảng 600 euro/tấn đối với thép cuộn cán nóng (HRC), tăng so với mức 520 - 530 euro/tấn vào cuối tháng 9/2024. Nhưng con số này vẫn thấp hơn 25% so với mức 800 euro/tấn ghi nhận vào tháng 1.
Mặc dù các nhà máy đặt mục tiêu bù đắp thua lỗ, nhưng các thương nhân lại phản ánh nhu cầu thiếu hụt nghiêm trọng. Điều này gợi nhớ những so sánh với tình trạng từng xảy ra trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, mặc dù nguyên nhân lần này là do sự suy yếu trong nhu cầu của ngành công nghiệp chứ không phải do bất ổn của ngân hàng.
Nhu cầu yếu và lãi suất cao khiến ngành thép châu Âu gặp khó
Lãi suất cao trong khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) cũng đã kìm hãm nhu cầu.
Tuy nhiên, vào giữa tháng 10/2024, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản. Tuy vậy, những người tham gia thị trường tin rằng cần phải giảm thêm nữa để kích thích hoạt động kinh tế.
Tâm lý này được củng cố bởi sự sụt giảm trong số nhà ở mới được khởi công tại Đức, một chỉ dẫn quan trọng về hoạt động xây dựng và nhu cầu HRC. Số liệu cho thấy số nhà này đạt 15.000 căn trong tháng 8/2024, giảm gần 8% so với 16.300 căn trong cùng kỳ năm 2023 và lao dốc tới 60% so với tháng 12/2021.
Tác động của sự suy yếu nhu cầu này vượt ra ngoài mặt hàng thép HRC. Loại thép này có nhiều ứng dụng trong lĩnh vực xây dựng, đồng thời vai trò nguyên liệu đầu vào cho sản xuất ống hàn từ thép cuộn cán nguội (CRC) sử dụng trong chế tạo thân xe ô tô. CRC thường có mức chênh lệch giá trung bình là 100 euro/tấn so với HRC.
Càng minh chứng rõ hơn cho những khó khăn của ngành thép châu Âu là thông báo của Volkswagen về đóng cửa 3 nhà máy ở Đức và thu hẹp quy mô các nhà máy khác. Động thái này có thể dẫn đến hơn 10.000 việc làm bị mất.
Các chuyên gia cho rằng, điều này là do công ty chậm áp dụng công nghệ xe điện, cho phép các đối thủ cạnh tranh như Tesla của Mỹ và BYD của Trung Quốc giành được thị phần. Dòng xe điện giá rẻ hơn của Trung Quốc tràn vào thị trường châu Âu càng làm gia tăng áp lực cho các nhà sản xuất xe tại đây.
Trong bối cảnh như vậy, EU đã quyết định áp thuế bổ sung lên tới 35,3% đối với xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc, ngoài mức thuế 10% hiện có. Đồng thời, hai bên vẫn đang tiến hành các cuộc thảo luận về những biện pháp thay thế như cam kết giá tối thiểu.
Tuy nhiên, giới quan sát nhận định triển vọng ngành thép châu Âu vẫn còn u ám và chưa có dấu hiệu phục hồi rõ ràng trong thời gian tới.
-
Nắm tới 55% thị phần toàn cầu, nhà xuất khẩu thép lớn nhất thế giới sắp gặp khó vì lý do này!
Các chuyên gia nhận định, xuất khẩu thép của Trung Quốc sẽ sớm đạt mức cao nhất trong 8 năm, trước khi làn sóng thuế quan lan rộng kéo ngành công nghiệp này đi xuống vào năm 2025.
-
“Bí kíp” luyện thép NHANH - NHIỀU - RẺ khiến thế giới ngỡ ngàng mà Trung Quốc vừa tìm ra có gì đặc biệt?
Chỉ mất hơn 10 năm, Trung Quốc đã tạo ra công nghệ sản xuất thép không chỉ nhanh hơn mà còn rẻ hơn so với cách làm truyền thống.
-
“Pháp sư” Trung Hoa lại khiến cả thế giới sửng sốt: Chỉ mất 6 giây để hoàn thành quy trình sản xuất thép, nhanh gấp 3.600 lần so với lò cao truyền thống
Công nghệ sản xuất thép này có thể hoàn thành quy trình sản xuất trong vòng chỉ 3-6 giây, nhanh hơn nhiều so với thời gian 6 giờ của các lò cao truyền thống. Đây hứa hẹn sẽ cách mạng hóa ngành công nghiệp thép toàn cầu....
-
Diễn biến đáng chú ý trên thị trường THÉP CHẤT LƯỢNG CAO, loại vật liệu nhiều ngành công nghiệp đều cần
Thép cuộn cán nóng chất lượng cao (HRC) đang phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nhập khẩu. Nếu tự chủ được, các ngành như đóng tàu, cơ khí chính xác, sản xuất ô tô, container... sẽ bớt phụ thuộc chuỗi cung ứng HRC ngoại....