Xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe có thể được chứng kiến qua một số khía cạnh chính.
Thứ nhất, độ tuổi của nhóm khách hàng mục tiêu trong lĩnh vực này ngày càng rộng và nó không chỉ giới hạn ở những người muốn ngăn ngừa bệnh mãn tính hoặc phục hồi sau điều trị y tế, mà còn bao gồm cả những người trẻ năng động ở độ tuổi lao động – những khách hàng có nhu cầu ngày càng cao về giữ gìn sức khỏe.
Thứ hai, ngày càng có nhiều khách sạn chuyển đổi sang các thương hiệu chăm sóc sức khỏe trong các chuỗi khách sạn.
Thứ ba, các gói spa trong các chương trình ưu đãi du lịch và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe thân thiện với môi trường đang ngày càng phát triển và được tiếp thị cả cho khách hàng là nam giới. Đồng thời, việc cung cấp các sản phẩm chăm sóc sức khỏe chuyên biệt là cách tiếp cận hàng đầu trong việc nắm bắt nhu cầu ngày càng tăng và đẩy mạnh giá trị thương hiệu của các khách sạn chăm sóc sức khỏe. Một ví dụ điển hình là thương hiệu khách sạn Anantara của Thái Lan đã mang về 12 giải thưởng và được vinh danh là Thương hiệu Spa Khách sạn Tốt nhất Thế giới tại Giải thưởng Spa Thế giới năm 2020.
Việc áp dụng các chương trình chăm sóc sức khỏe và nghỉ dưỡng là dấu hiệu tốt ở nhiều điểm đến, ví dụ như Thái Lan, nơi sự hiếu khách, dịch vụ chỉn chu và các trải nghiệm chăm sóc sức khỏe và spa đã ăn sâu vào văn hóa địa phương với các phương pháp chữa bệnh bằng thảo dược và bấm huyệt truyền thống. Các nhà phát triển khách sạn có thể sử dụng lợi thế tự nhiên này để tạo ra các dịch vụ thích hợp, nhấn mạnh tới đặc điểm riêng của từng thương hiệu trong lĩnh vực du lịch chăm sóc sức khỏe.
Ông Atakawee Choosang, Giám đốc Thị trường Vốn - Khách sạn CBRE, Thái Lan cho biết, “Theo xu hướng chăm sóc sức khỏe trên toàn cầu, các nhà phát triển và điều hành khách sạn Thái Lan đang chú trọng cung cấp các sản phẩm và chương trình chăm sóc sức khỏe thể hiện bản sắc địa phương cũng như cung cấp các tiện ích và trải nghiệm mới để phục vụ du khách địa phương cho đến khi du khách quốc tế quay trở lại. Điều này tiếp tục định vị Thái Lan như một điểm đến quốc tế cho du lịch chăm sóc sức khỏe”.
Tuy nhiên, tiềm năng phát triển cho du lịch chăm sóc sức khỏe cũng được dự đoán sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng địa điểm. Ví dụ tại Thái Lan, các sản phẩm chăm sóc sức khỏe của các khách sạn ở Bangkok có thể sẽ tập trung vào việc cung cấp các gói dịch vụ nhanh và các chương trình khuyến mại nhắm đến người tiêu dùng theo phong cách sống thành thị. Trong khi đó, các khách sạn ở khu vực phía Bắc có thể chú ý hơn trong việc cung cấp các chương trình dài hạn và phong phú mang đậm văn hóa Lanna. Ở miền Nam, các hoạt động và sản phẩm chăm sóc sức khỏe tích hợp nhiều yếu tố văn hóa hơn có thể sẽ xuất hiện.
Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đáng kể đến ngành du lịch và khách sạn toàn cầu, điều này đặt ra câu hỏi về tác động của COVID-19 đối với các dịch vụ lưu trú chăm sóc sức khỏe.
Mặc dù mục đích của các khách sạn chăm sóc sức khỏe là hướng tới chăm sóc mang tính phòng ngừa và phục hồi chức năng, nhưng sẽ rất thú vị khi xem xét việc liệu các nhà phát triển và thương hiệu khách sạn đã tập trung vào dịch vụ chăm sóc sức khỏe này có tiếp tục hướng đến điều trị y tế sâu hơn do đại dịch Covid-19 gây ra hay không.
Tuy nhiên, việc cấp phép và chứng nhận y tế phức tạp hơn sẽ đặt ra nhiều thách thức nếu Covid-19 tái diễn và trở thành “chuẩn mực mới”. Nhưng, các nhà phát triển và thương hiệu quyết định tham gia từ sớm chắc chắn sẽ có những lợi thế rất riêng.
-
CBRE: "Bất động sản chăm sóc sức khỏe đang trở thành trọng tâm của các nhà đầu tư"
CafeLand - Nhu cầu với bất động sản chăm sóc sức khỏe sẽ tiếp tục tăng kể cả khi đại dịch Covid-19 được kiểm soát, theo công ty bất động sản toàn cầu CBRE.