NHNN chính thức cho phép cơ cấu lại khoản nợ ảnh hưởng bởi bão Yagi đến hết năm 2025.
Trên cơ sở quyết định này, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành Thông tư số 53/2024/TT-NHNN (Thông tư 53), quy định chi tiết về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ. Thông tư 53 có hiệu lực từ ngày 4/12/2024.
Thông tư này áp dụng cho người đi vay tại 26 tỉnh, thành phố, gồm: Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Sơn La, Điện Biên, Hòa Bình, Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Quảng Ninh, Thanh Hóa.
Theo đó, các ngân hàng được xem xét cơ cấu số dư nợ gốc và lãi của khoản cho vay, cho thuê tài chính có số dư nợ gốc phát sinh trước ngày 7/9/2023 và phát sinh nghĩa vụ trả nợ từ ngày 7/9/2024 đến 31/12/2025.
Số dư nợ được xem xét cơ cấu còn trong hạn hoặc quá hạn không quá 10 ngày kể từ ngày đến hạn thanh toán, trả nợ đã thỏa thuận. Tuy nhiên để hỗ trợ khách hàng có thời gian khắc phục hậu quả sau bão, Thông tư 53 cho phép xem xét cơ cấu lần đầu tiên đối với số dư nợ quá hạn trên 10 ngày trong khoảng thời gian từ ngày 7/9/2024 đến hết 10 ngày kể từ ngày Thông tư có hiệu lực.
Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ được thực hiện đến hết ngày 31/12/2025 và không giới hạn số lần cơ cấu. Theo Thông tư 53, thời điểm trả nợ cuối cùng của số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ sẽ được xác định phù hợp với mức độ khó khăn của khách hàng, nhưng không vượt quá ngày 31/12/2027.
Theo ước tính của Ngân hàng Nhà nước, tổng dư nợ bị ảnh hưởng bởi bão Yagi khoảng 190.000 tỷ đồng. Để so sánh, số dư nợ đã được tái cơ cấu theo Thông tư 02 và Thông tư 06 đã đạt khoảng 250.000 tỷ đồng vào cuối tháng 8/2024.
-
"Cá mập" 528 tỷ USD từng rót vốn vào Masan, Vinhomes đánh giá Việt Nam “vô cùng thu hút” để đầu tư
Quỹ đầu tư 528 tỷ USD KKR đã đầu tư hơn 2 tỷ USD vào Việt Nam thông qua các khoản đầu tư vào các tập đoàn của Việt Nam, như Masan, Vinhomes, Equest, KiotViet… và gần đây nhất là đầu tư vào Tập đoàn Y khoa Sài Gòn (MSG).