Theo báo cáo của UBND huyện Ba Vì, trong 8 tháng đầu năm, UBND huyện đã phê duyệt phương án chi tiết bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng 25 dự án;đã tiến hành chi trả và bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư 20 dự án trên tổng diện tích 54,65ha với số tiền 272,84 tỉ đồng của 1.327 phương án.
Đến thời điểm này, huyện đã hoàn thành phê duyệt quy hoạch chi tiết thị trấn Tây Đằng và quy hoạch chi tiết khu đô thị Tản Viên; hoàn thành quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 làng sinh thái chè Việt Mông, khu chức năng đặc thù và các chức năng khác tại xã Yên Bài đề nghị Sở Quy hoạch - Kiến trúc thẩm định trình UBND TP phê duyệt.
Ngoài ra, huyện cũng có 8 dự án sử dụng vốn ngoài ngân sách và cả 8 dự án này đều chậm triển khai. Nguyên nhân chủ yếu do chủ đầu tư không đủ năng lực tài chính,chậm trễ trong công tác giải phóng mặt bằng.
Đáng chú ý, dự án Khu du lịch quốc tế cao cấp Tản Viên do Công ty cổ phần kinh doanh dịch vụ cao cấp dầu khí Tản Viên làm chủ đầu tư được giao đất từ năm 2008, đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng khoảng 158 ha, nhưng đến nay dự án vẫn chưa triển khai.
Ông Đỗ Mạnh Hưng báo cáo về tình hình phát triển kinh tế trên địa bàn huyện Ba Vì.
Trả lời câu hỏi của các cơ quan báo chí về tình hình xử lý các sai phạm đất đai, trật tự xây dựng, vịPhó chủ tịch UBND huyện Ba Vì cho biết, đối với khu du lịch sinh thái Điền viên thôn, thành phố và thanh tra đã có kết luận và xử lý cán bộ.
Với “cung điện công chúa”, huyện đã tổ chức cưỡng chế trả lại hiện trạng ban đầu, toàn bộ diện tích giao cho UBND xã quản lý.
Tuy nhiên, ông Hưng cũng thẳng thắn thừa nhận, nhiều vi phạm về đất đai, trật tự xây dựng, khai thác tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện chưa được xử lý triệt để.
Trước đó, theo ghi nhận của Đoàn giám sát số 1 Thường trực HĐND TP. Hà Nội tại buổi làm việc về tình hình quản lý các dự án sử dụng đất chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai trên địa bàn huyện Ba Vì ngày 10-5, huyện này đang sở hữu 11.000 ha trên tổng số hơn 22.000 ha đất nông, lâm nghiệp của toàn thành phố, nhưng công tác quản lý còn nhiều bất cập, hạn chế, phát sinh nhiều sai phạm.
Đặc biệt, liên quan đến các công trình xây dựng tại xã Yên Bài, Trưởng ban Pháp chế HĐND TP.Hà Nội cho biết, thời điểm hiện tại, xã Yên Bài “mọc” lên một công trình rộng 9.000m2 như một cung điện.
HĐND TP. Hà Nội đề nghị Chủ tịch UBND TP làm rõ vấn đề này, đồng thời yêu cầu huyện Ba Vì báo cáo tình hình kiểm tra đối với công trình này.
Công trình được gọi là "Cung điện công chúa" xây dựng trái phép tại Ba Vì.
Theo tìm hiểu, “cung điện công chúa” rộng 9.000m2 tại thôn Phú Yên, xã Yên Bài (Ba Vì) được xây dựng trái phép, với nguyên vật liệu là đá ong và những vật liệu đồ sộ khác. Mảnh đất xây dựng công trình đã được sang tên nhiều lần. Sau đó thuộc sở hữu của ông Lê Viết Long, là một bác sĩ ở Hà Nội.
UBND huyện Ba Vì cho biết, sự việc xảy ra từ năm 2010. Ban đầu công trình chỉ được xây như một căn nhà cấp 4. Đất này là đất nông trường theo Nghị định 01 thì được xây dựng 300m2 đất ở.
Tuy nhiên, Nghị định 01 không quy định rõ người dân được phép xây dựng nhà kiên cố, nhà tạm hay nhà cấp 4 nên nhiều người đã lợi dụng điều này để xây dựng các công trình sai phép.
Từ cuối năm 2017, chủ đầu tư công trình kể trên đã có hành vi tự ý chuyển mục đích sử dụng đất, làm thay đổi hiện trạng sử dụng đất. Cụ thể, xây dựng nhà 2 tầng, với diện tích mỗi tầng là 163 m2; xây hàng rào xung quanh cao 1,2 mét, chiều dài là 151,5 mét; làm cổng gồm 4 trụ, trong đó 2 trụ chính có kích thước 1,6 x 1,6 mét và 2 trụ nhỏ có kích thước 1,1 mét x 1,1 mét;làm sân vườn với tổng diện tích là 1.645 m2.
Sau khi báo chí phản ánh việc công trình vi phạm, xã UBND Yên Bài và UBND huyện Ba Vì đã nhiều lần lập biên bản, xử lý vi phạm hành chính, yêu cầu chủ đầu tư dừng xây dựng các công trình, thực hiện tháo dỡ những hạng mục vi phạm. Song chủ đầu tư không tự giác chấp hành các quyết định của chính quyền về yêu cầu tháo dỡ công trình.
Do đó, UBND huyện Ba Vì cho biết đã gửi thông báo cưỡng chế số 189 đối với công trình vi phạm trật tự xây dựng này với nội dung thực hiện tháo dỡ toàn bộ công trình vi phạm. Việc cưỡng chế được thực hiện ngày 20-7 năm 2018.
-
Hà Nội: Dự án chậm thu hồi vì Sở 'quên' trình thành phố
HĐND Thành phố Hà Nội cho hay, dù nhiều dự án chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai đã có kiến nghị thu hồi từ năm 2012 nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành. Cá biệt, có dự án chậm tại Ba Vì do Sở Tài nguyên Môi trường 'quên' hồ sơ không trình UBND TP ra quyết định thu hồi.
-
Sóc Sơn, Hà Nội nghiêm cấm mua bán, xây dựng trái phép tại khu vực Trại Phong
Trước tình trạng mua bán, chuyển nhượng đất trái phép tại khu vực Trại Phong, thôn Phú Ninh, UBND huyện Sóc Sơn đã có văn bản chỉ đạo về việc này.
-
Hướng dẫn hợp thức hóa nhà ở, công trình xây dựng sai phép, không phép năm 2022
Đây là nội dung nổi bật được đề cập tại Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng (bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/01/2022).
-
Loạt dự án đất vàng tại Hà Nội xây vượt tầng, “hô biến” tầng kỹ thuật thành căn hộ để bán
CafeLand - Trong giai đoạn 2003-2016, hàng loạt dự án tọa lạc tại những khu đất vàng tại Hà Nội chậm đưa vào sử dụng, giao đất không thông qua đấu giá, khởi công dự án khi chưa đủ điều kiện… Đặc biệt, nhiều dự án xây dựng vượt tầng, chuyển đổi công n...