Kiểm toán Nhà nước vừa có báo cáo về việc quản lý, sử dụng đất dự án khu đô thị 2013-2016 tại 7 địa phương gồm Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, thị xã Cam Ranh (Khánh Hòa), Sầm Sơn (Thanh Hóa), Đồng Nai, Lào Cai, trong đó chỉ ra nhiều sai sót, bất cập.
Cụ thể, theo Kiểm toán Nhà nước, việc phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch còn chưa sát với nhu cầu, tình hình sử dụng đất thực tế, chất lượng lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết còn yếu kém nên quá trình triển khai thực hiện dự án phải điều chỉnh nhiều lần do trùng lắp quy hoạch với các dự án khác hoặc không phù hợp với quy hoạch chung, quy hoạch giao thông và xây dựng đô thị.
Đặc biệt, có tình trạng điều chỉnh quy hoạch của một số dự án tại thành phố lớn không căn cứ vào định hướng quy hoạch chung, đa số tăng, vượt quá số tầng và chiều cao, tăng diện tích sàn chia nhỏ căn hộ hoặc bổ sung chức năng nhà ở vào lô đất thương mại, văn phòng, giảm diện tích căn hộ công cộng, cây xanh khiến làm tăng mật độ, dân số.
"Điều này ảnh hưởng lớn tới hệ thống hạ tầng đặc biệt là giao thông đô thị, y tế, giáo dục, làm giảm chất lượng sống dân cư", Kiểm toán Nhà nước nhận định.
Kiểm toán Nhà nước cũng chỉ ra những sai sót trong việc định giá đất. Việc giao đất thực hiện dự án chủ yếu theo hình thức chỉ định nhà đầu tư, không qua đấu giá nên không xác định được giá thị trường. Giá đất xác định theo phương pháp do các địa phương lựa chọn thường thấp hơn thị trường, dẫn đến thất thoát ngân sách.
Cụ thể, tại Tp.HCM, nhiều dự án căn hộ kết hợp văn phòng Officetel, diện tích thương mại được chuyển nhượng bán (không phải cho thuê) nhưng thực hiện theo hướng cho thuê trong thời gian 50 năm kể từ khi có quyết định giao đất.
Tại Khánh Hòa, UBND tỉnh đã cho phép chuyển từ thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất và chuyển mục đích sử dụng đất từ thương mại dịch vụ sang đất ở không hình thành đơn vị ở, giảm 27% so với giá đất ở, tương ứng giảm thu ngân sách nhà nước 42,4 tỷ đồng.
Trên cơ sở đó, Kiểm toán Nhà nước kiến nghị xử lý tài chính hơn 8.300 tỷ đồng, trong đó tăng thu ngân sách của các dự án được kiểm toán gần 4.000 tỷ đồng.
Đồng thời, các địa phương như Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Lào Cai, Tp.HCM… xem xét xử lý hoặc xác định lại tiền sử dụng đất, tiền thuê đất tăng thêm được tạm xác định là 4.337 tỷ đồng.
Kiểm toán Nhà nước kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu để áp dụng một phương pháp xác định giá đất tối ưu nhằm tránh mỗi địa phương, đơn vị áp dụng tùy tiện một cách khác nhau; xây dựng quy định, hướng dẫn, sử dụng đối với đất ở hình thành đơn vị ở (condotel, officetel...) mà hiện nay chưa có quy định, hướng dẫn.
Cơ quan kiểm toán cũng có nhiều kiến nghị đối với Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp... theo hướng có thêm những hướng dẫn, quy định cụ thể hơn trong thời gian tới.
-
Căn hộ bình dân “vắng bóng”, xu hướng thuê nhà ngày càng tăng cao
Trong bối cảnh nguồn cung căn hộ khan hiếm, giá căn hộ lại neo cao, người dân đã bắt đầu chuyển sang xu hướng thuê nhà, đặc biệt tại các dự án có đủ tiện ích để có thể nâng cao chất lượng cuộc sống mà vẫn đảm bảo khả năng tài chính....
-
Vì sao Hà Nội hoãn tìm chủ cho khu đô thị hơn 2.600 tỷ đồng tại Mê Linh?
UBND TP Hà Nội mới đây có quyết định về việc hoãn việc lựa chọn nhà đầu tư đối với Dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị mới Đại Thịnh tại xã Mê Linh và xã Đại Thịnh, huyện Mê Linh.
-
Thu hồi 136ha đất để triển khai hai tuyến vành đai trọng điểm của Hà Nội
Hà Nội dự kiến thu hồi khoảng 136ha đất để triển khai hai dự án giao thông trọng điểm với tổng vốn đầu tư hơn 11.000 tỷ đồng, bao gồm đoạn đường Vành đai 3,5 từ Phúc La - Văn Phú đến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ và đoạn đường Vành đai 2,5 từ Nguyễn Trã...