Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8 đã mở ra những cơ hội và triển vọng to lớn, được cho là cú hích rất lớn cho xuất khẩu của Việt Nam, giúp đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu, đặc biệt là các mặt hàng nông, thủy sản cũng như những mặt hàng Việt Nam vốn có nhiều lợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế, doanh nghiệp Việt Nam - đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn còn hờ hững với EVFTA.
Đại sứ Ngô Quang Xuân - Trưởng Ban kết nối Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam cho biết, ông rất ngạc nhiên khi gần đây có hai đánh giá về việc thực thi một số hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU).
Thứ nhất đó là cơ hội và nguồn lợi mà WTO mang lại từ ngày Việt Nam đàm phán năm 2017, sau gần 3 năm chỉ đạt dưới 30%. Thứ hai là đoàn giám sát của Quốc hội khóa 13 về thực thi EVFTA đánh giá chỉ có 1,8% doanh nghiệp hiểu sâu về hiệp định này. Điều này làm ông rất “kinh ngạc”.
Đại sứ Ngô Quang Xuân khẳng định: “Khi chúng ta trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới, có nghĩa là chúng ta có 149 thị trường mở ra, thế nhưng việc tận dụng cơ hội và lợi thế cho đến bây giờ tôi rất ngạc nhiên vì kết quả trên”.
Hiệp định EVFTA là sự nỗ lực đàm phán gần một thập kỷ qua của của Việt Nam và EU
“Tôi cho rằng tâm thế của các doanh nghiệp để đón EVFTA rất quan trọng, đương nhiên là còn do Covid-19, đương nhiên là chính phủ phải hỗ trợ, mở rộng chính sách, nhưng về phần doanh nghiệp thì vẫn phải chủ động”, đại sứ nhấn mạnh.Ông cho rằng, những cơ hội mà EVFTA mở ra rất rộng, có thể nói đây là hiệp định thương mại mở rộng nhất cho Việt Nam từ trước đến nay.
Trong số 18 hiệp định mà Việt Nam đã ký, không có nghĩa là đều được trải thảm đỏ. Để vào được thị trường EU thì phải vượt qua những tiêu chí rất ngặt nghèo, nhưng không có nghĩa là Việt Nam không vào được.
Có đánh giá rằng hơn 50% các doanh nghiệp Việt Nam có thể đáp ứng được tiêu chí của thị trường châu Âu (có thể đáp ứng chứ chưa hẳn là đáp ứng được mà cần phải phấn đấu). Như vậy còn 50% doanh nghiệp là con số không nhỏ, trong đó, có hơn 98% là doanh nghiệp nhỏ và vừa, và đây là bài toán khó cần giải quyết.
Mặc dù có nhiều cơ hội, nhưng lại có rất ít doanh nghiệp tìm hiểu về EVFTA, điều đó cho thấy doanh nghiệp sẽ để vuột mất nhiều cơ hội. Việt Nam được đánh giá là thị trường có lợi thế về lĩnh vực xuất nhập khẩu, trong khi EVFTA đang mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp tiến vào thị trường, nhưng nếu không quan tâm thì sẽ không thể bước vào chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất toàn cầu.
Bên cạnh đó, thị trường EU yêu cầu về nguồn xuất xứ rất cao, nhưng hầu hết hàng linh kiện lại nhập từ Trung Quốc và các nước Asean, cho nên doanh nghiệp Việt Nam rất khó mà đạt được mức giảm thuế xuống 0%.
Ông Đỗ Văn Vẻ - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Hương Sen, cho biết, Hương Sen đã làm việc với Đức hơn 20 năm và có mối quan hệ tốt với Đức và EU. Trên kinh nghiệm sẵn có, ông Vẻ cho rằng, Hiệp định EVFTA là sự nỗ lực đàm phán gần một thập kỷ qua của của Việt Nam và EU để có được kết quả này. Đây là một hiệp định rộng lớn và hiện đại, toàn diện, phù hợp với người dân và cộng đồng doanh nghiệp của châu Âu và Việt Nam. Đây được ví như “con đường cao tốc” giữa Việt Nam và EU – một thị trường chiếm đến 22% GDP của thế giới.
“Thị trường EU rất rộng lớn, chúng ta cần tận dụng để đưa các mặt hàng của Việt Nam vào thị trường này, nhất là các mặt hàng có lợi thế như là dệt may, nông, lâm, thủy sản… một cách nhanh chóng và hiệu quả. Tất nhiên ở chiều ngược lại chúng ta cũng có những áp lực rất lớn từ các mặt hàng nhập vào như sữa, các mặt hàng logistics, tài chính, … Chúng ta cần chớp lấy, cần làm nhanh, vào cuộc ngay và cần hiểu được luật chơi đối với thị trường, và nhất là phải nâng chất lượng sản phẩm lên”, ông Vẻ khẳng định.
Đại sứ Ngô Quang Xuân cũng cho rằng, doanh nghiệp Việt có hai áp lực chủ yếu, đó là áp lực từ EU khi thị trường này cần hàng hóa chất lượng cao, cho nên hàng hóa của Việt Nam phải tốt mới đưa được vào EU.
Doanh nghiệp Việt cần hiểu được luật lệ của EU về việc làm rõ, minh bạch từ xuất xứ hàng hóa đến các quy định. Áp lực từ bên trong là chúng ta cần phải chuẩn bị lực lượng về nguồn nhân lực, máy móc, thiết bị, công nghệ, kỹ thuật… và chuẩn bị ở tầm vĩ mô như sửa đổi dự luật, tạo môi trường thông thoáng cho các doanh nghiệp.
Đồng quan điểm trên, ông Nguyễn Trung Thực - Chủ tịch Hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt - Đức cũng cho rằng, EVFTA là thành công của chính phủ nhưng cũng là hy vọng của khối doanh nghiệp và muốn biến hy vọng thành nguồn lực, thành những kết quả trong kinh doanh để trở thành đối tác của thị trường EU thì chính doanh nghiệp cần phải chuẩn bị một cách rất kỹ lưỡng, phải tự mình khẳng định mình trước đối tác EU. Ví dụ như hàng hóa phải có chất lượng, có đẳng cấp, nhãn hiệu, quy chuẩn. Bên cạnh đóm, doanh nghiệp cũng phải chuẩn bị sẵn nội lực để tham gia thị trường.
“Nói rằng EU khắt khe thì chưa đúng, vì chúng ta đã tham gia vào thị trường thế giới thì phải tuân thủ chuẩn mực, các doanh nghiệp nước ngoài cũng vậy. Thứ nhất chúng ta phải chuẩn mực về chất lượng sản, phẩm ổn định chứ không nay thế này, mai thế khác. Thứ hai là nhãn hiệu hàng hóa phải được bảo hộ, kiểu dáng công nghiệp và các nội dung cần thiết khác khi chúng ta tham gia vào thị trường thế giới”, ông Nguyễn Trung Thực nói.
-
Xuất khẩu hàng hóa sang EU đạt gần 3,8 tỷ USD sau khi EVFTA có hiệu lực
CafeLand – Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, trong tháng đầu tiên Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) có hiệu lực (từ ngày 1/8), kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU đã tăng 600 triệu USD so với tháng trước, đạt gần 3,8 tỷ USD.
-
Việt Nam - Nga thúc đẩy hợp tác công nghệ hạt nhân
Chiều ngày 13/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Alexey Likhachev, Tổng Giám đốc Tập đoàn Năng lượng Nguyên tử Quốc gia Liên bang Nga (Rosatom), trong chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam. Cuộc gặp diễn ra trong bối cảnh q...
-
Phần Lan muốn hợp tác với Việt Nam để xây dựng thủ đô Hà Nội trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo
Chiều ngày 13/1, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Arto Olavi Satonen, Bộ trưởng phụ trách việc làm thuộc Bộ Kinh tế và Việc làm Phần Lan, cùng đoàn công tác trong chuyến thăm Việt Nam.
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính sắp công du châu Âu
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân Lê Thị Bích Trân sẽ thực hiện chuyến công du châu Âu từ ngày 15-23/1, thăm chính thức Ba Lan, Cộng hòa Czech và công tác tại Thụy Sĩ. Đây là chuyến đi quan trọng theo lời mời của Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk, Thủ...