Gần 1.000 công trình vi phạm
Ông Chung cho biết, tình trạng vi phạm trật tự xây dựng trên thành phố diễn ra chủ yếu ở các nhóm: công trình ở các dự án do chủ đầu tư là các công ty thực hiện, vi phạm của các cá nhân hộ gia đình, vi phạm trên đất nông nghiệp bao gồm cả đất công do phường xã quản lý và đất đã giao cho các hộ làm nông nghiệp, phát sinh nhà “siêu mỏng, siêu méo” trong quá trình mở đường, vi phạm trật tự quản lý rừng tại các khu rừng phòng hộ.
Để lập lại trật tự trong lĩnh vực xây dựng, ngay từ năm 2016,Thành ủy đã có Chỉ thị 8 vàUBND TP cũng đã ban hành những quy định cụ thể, cùng với họp bàn xác định rõ nguyên nhân và trách nhiệm. Trong đó, nguyên nhân chính là do ngay từ cơ sở chưa phát hiện kịp thời, nhiều công trình có biểu hiện cán bộ bao che, làm ngơ cho vi phạm, dẫn đến công trình đã xây dựng xong mới bị phát hiện.
Liên quan đến tổ chức rà soát lại toàn bộ vi phạm, đến thời điểm tháng 6/2018, thành phố đã yêu cầu từng đơn vị phường xã tiến hành rà soát ngay, đến nay còn gần 1.000 công trình vi phạm từ thời kỳ trước.
Tình trạng nhà "siêu mỏng siêu méo" vẫn còn tồn tại.
Để khắc phục những vi phạm này, ông Chung yêu cầu tiếp tục rà soát lại toàn bộ các nội dung kết luận đã được thanh tra các cấp chỉ ra. Hiện còn hơn 2.200 nội dung đã được thanh tra các cấp kết luận cần phải xử lý.
Ông cũng đôn đốc Thanh tra Thành phố thực hiện các nội dung chưa thực hiện theo kết luận của Thanh tra Chính phủ về vi phạm trên đất rừng ở huyện Sóc Sơn. Thành phố cần có chỉ đạo sớm để huyện Sóc Sơn và các sở, ngành liên quan vào cuộc xử lý dứt điểm.
Liên quan đến những công trình vi phạm trên đất nông nghiệp, ông Chung cho biết, thành phố đã chỉ đạo rất quyết liệt nhưng vi phạm vẫn diễn ra, một phần là do buông lỏng quản lý từ cấp cơ sở. Trên thực tế, có cả những vi phạm có dấu hiệu làm giả giấy tờ, làm sổ đỏ hợp pháp hóa. Quan điểm của thành phố là giao cơ quan điều tra làm rõ, xử lý nghiêm nếu có sai phạm.
Đối với 132 công trình “siêu mỏng, siêu méo” còn tồn tại, trước đây luật pháp quy định cho đàm phán hợp thửa, hợp khối nên chưa được xử lý dứt điểm. Còn đối với những tuyến đường mới thì thống nhất quan điểm, nếu không đủ diện tích sẽ bồi thường để làm diện tích trồng cây, trồng hoa hoặc công trình công cộng.
7 quận, huyện có nhiều công trình sai phạm
Tại phiên giải trình, Giám đốc Sở Xây dựng Lê Văn Dục cho biết, dù đã cơ bản có đầy đủ chế tài xử lý, song có 7 quận, huyện không nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của UBND TP, vẫn để tồn đọng nhiều công trình sai phạm.
Cụ thể, đó là các quận Cầu Giấy, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Thạch Thất và Hoài Đức.
Về 80 công trình vi phạm tồn đọng, trong tháng 4/2019, Sở Xây dựng sẽ trình UBND TP kế hoạch giải quyết. Trong đó, chủ trương là mạnh dạn đề xuất giải pháp xử lý, giám sát chặt chẽ với những công trình vi phạm phát sinh, làm rõ trách nhiệm từ người đứng đầu cấp ủy, chính quyền sở, ngành, quận, huyện...
Liên quan đến việc xử lý các công trình sai phạm, Chủ tịch UBND quận Nam Từ Liêm Trần Đức Hoạt nói sẽ tiếp thu và cam kết sẽ xử lý nhanh nhất những vi phạm tồn đọng chưa được giải quyết.
Đối với đất nông nghiệp, với những vi phạm cũ thì quận vẫn quản lý và đặt ra lộ trình để giải quyết dần theo đúng quy định của luật. Với những vi phạm mới, tỷ lệ phát sinh nhỏ và tính chất không nghiêm trọng.
Giải trình về trách nhiệm trong quản lý đất đai, Giám đốc Sở TN&MT Nguyễn Trọng Đông cho biết: kể từ năm 2014, sở đã thành lập nhiều đoàn thanh tra, thanh tra liên ngành, xử lý nhiều sai phạm liên quan đến vi phạm trên đất nông nghiệp, đất công như xây dựng trái phép, chuyển nhượng sai quy định, kinh doanh dịch vụ trên đất nông nghiệp…
Trước năm 2014, tỷ lệ vi phạm là 81%, sau đó giảm xuống còn 19%. Trong các kết luận thanh tra, sở đã có kiến nghị với cấp xã kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của chủ tịch cấp xã phường, công chức địa chính, công chức quản lý trật tự xây dựng… Sau khi có chỉ đạo của UBND TP, sở sẽ tiếp tục đôn đốc xử lý sai phạm theo kết luận thanh tra.
-
Hà Nội lập lại kỷ cương trong xử lý vi phạm trật tự xây dựng
Mặc dù từ tháng 6/2017, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch chuyên đề về khắc phục những tồn tại, hạn chế, yếu kém, nâng cao hiệu quả thực hiện các kết luận, kiến nghị xử lý sau thanh tra vi phạm trật tự xây dựng, nhưng đến nay, kết quả thực hiện vẫn còn chậm.
-
Cao ốc sai phép ngay mặt đường cơ quan chức năng không phát hiện ra, Bộ Xây dựng nói gì?
Tại phiên chất vấn Quốc hội chiều 3/11, Đại biểu Nguyễn Thị Thuỷ (Bắc Kạn) đề cập tình trạng người dân sửa nhà trong ngõ sâu thanh tra xây dựng nắm được, trong khi công trình cao ốc ngay mặt đường sai phép, cơ quan chức năng lại không phát hiện ra....
-
Sở Xây dựng Bình Dương cảnh báo phạt thẳng tay chủ đầu tư “tái phạm”
Sở Xây dựng Bình Dương vừa gửi văn bản cảnh báo các chủ đầu tư các dự án, công trình xây dựng, Ban Quản lý các khu công nghiệp Bình Dương và UBND huyện, thị xã, thành phố về việc xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng....
-
Nâng mức tiền phạt trong xây dựng, Uỷ ban MTTQ nói gì?
Chiều 25.5, bà Nguyễn Lan Hương, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội chủ trì hội nghị phản biện xã hội đối với Dự thảo Nghị quyết quy định mức tiền phạt đối với một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩn...