Hết tết còn xuân
Gần 3 năm lâm vào cảnh khốn khó, gần như đóng băng, hình ảnh những sàn BĐS đóng cửa, hoạt động cầm chừng đã trở thành chuyện thường ngày trên thị trường. Thêm một cái Tết quá dài cho thấy sự mệt mỏi đến suy kiệt của nhiều ngành BĐS khi băng chưa tan, bán chẳng ai mua.
Sự ảm đạm đeo bám trên thị trường khiến nhiều sàn BĐS cả năm mở cửa mà như nghỉ tết. Bước vào kỳ nghỉ sớm hơn đến cả nửa tháng nhưng đến nay nhiều hoạt động kinh doanh đã tái khởi động thì không ít sàn vẫn chưa hết tết.
Anh Linh, nhân viên sàn BĐS, cho biết nếu trong thời kỳ thịnh sàn áp dụng định mức như công nhân viên chức nhưng năm nay ngay từ rằm tháng chạp sàn đã nghỉ tết đến hết rằm tháng giêng mới trở lại làm việc. Mà đến hết rằm đến cũng không biết có việc để làm không.
Thêm một cái Tết quá dài cho thấy sự mệt mỏi đến suy kiệt của nhiều ngành BĐS
Một chủ sàn trên đường Lê Văn Lương cũng thở dài, vì sàn được mở ngay tại nhà nên ngay từ ngày mồng 6 chúng tôi đã mở cửa trở lại. Nhưng cũng chỉ là mở cửa lấy ngày thôi. Chỉ mong đến hết tháng ăn chơi này có được đôi chút khởi sắc là tốt lắm rồi.
Dù vẫn mở cửa đi làm từ ngày mồng 9 nhưng không khí tại nhiều sàn BĐS cũng không khá hơn. Ông Trần Minh Hùng, đại diện một sàn BĐS chia sẻ, dù mở cửa sớm nhưng số nhân viên đi làm cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Thôi hết tết còn xuân cứ để anh em nhân viên nghỉ ngơi đi chúc tết, thăm hỏi nhau. Đến làm việc cũng chỉ là dăm ba câu chuyện quanh chuyện chơi tết. Cả năm trước làm mà chỉ chơi mong sao năm nay thị trường có chuyển biến không mới đầu năm mà đã thấy nản.
Nhiều sàn BĐS mở cửa ngay trong dịp đầu xuân năm mới với hy vọng thu hút được lượng kiều hối và đón may với nguồn tiền mới cầu tài cầu lộc của người dân. Dù không phải là thời điểm vàng đón nhận giao dịch chỉ ghi nhận khách hàng đến xem xét, thăm dò dự án nhưng năm nay sự nhà đầu tư gần như ngó lơ chuyện đất cát đầu năm.
Cầu chùa, lễ phủ phá băng thị trường
Tháng giêng vẫn được coi là tháng ăn chơi nhưng với nhiều ngành BĐS cả năm qua đã là những chuỗi ngày ăn chơi nhàn rỗi đầy mệt mỏi. Đầu năm không tất bật công việc mà hối hả với những hành trình du xuân đi chùa, lễ phủ.
Có sàn lên kế hoạch tổ chức cả các tour đi lễ đầu năm cho tất cả nhân viên từ chùa Hương, chùa Bái Đính, đền bà Chúa Kho, chợ Viềng đến Phủ Giầy cầu may mắn, phát lộc trong năm tới. Chen nhau trong những dòng người ngược xuôi ngày đầu năm họ cầu mong thị trường BĐS được dần phá băng để sàn có việc mà làm, có khách mà giao dịch.
Nhiều ngành BĐS cả năm qua đã là những chuỗi ngày nhàn rỗi đầy mệt mỏi
Không ít người còn lên kế hoạch đến tận rằm tháng Giêng về xin ấn tại đền Trần Nam Định thành tâm mong thấy tài thấy lộc. Nhiều đại gia mạnh tay chi đến chục triệu đồng lễ bái. Nghe ở đâu có tiếng linh thiêng là sắm đồ mang lễ tới cúng tới cầu.
Không chỉ có đại gia BĐS nhiều nhà đầu tư cũng ngược xuôi cầu lộc từ đất. Chị Thu Ngọc (Cầu Giấy – Hà Nội) cho hay thời kỳ BĐS còn nóng chị có đầu tư mua căn hộ tại một số dự án rồi thị trường đi xuống chị gồng mình với số nợ cả chục triệu đồng hàng tháng. Năm mới chị đi đền, đi chùa cầu cho năm nay được làm ăn thuận lợi, giải được số hàng đã ôm cả năm qua. “Thị trường lên xuống chẳng biết thế nào nhưng cứ lễ, cứ cầu cho nhẹ gánh lo. Đầu xuân năm mới thôi thì được tới đâu hay tới đó” – chị Ngọc nói.
-
Hàng trăm hécta đất nông - lâm nghiệp biến thành đất ở
Kết quả rà soát của UBND TP cho thấy, Hà Nội hiện có 56 Cty nông - lâm nghiệp, nông trường, lâm trường với tổng diện tích đất được giao khoảng 16.462,7ha. Đa số các nông - lâm trường này đều kinh doanh kém hiệu quả. Hiện có gần 111,41ha đất do các đơn vị này quản lý đang bị lấn chiếm hoặc bỏ hoang.
-
Chủ đầu tư cùng các bộ, ngành giải quyết thiệt hại cho 12 nhà đầu tư du lịch bị thu hồi đất.
-
Dự án Hòa Bình Green City xây không phép
Sở Xây dựng Hà Nội vừa cho biết, dự án Hòa Bình Green City tại 505 Minh Khai, Hà Nội là dự án chung cư cao tầng nhưng không có giấy phép xây dựng. <br/br>