Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM vừa có báo cáo số 5955/BC –SVHTT gửi UBND Thành phố, HĐND Thành phố và Sở Kế hoạch và Đầu tư về Báo cáo nghiên cứu tiền khá thi Dự án xây dựng Trung tâm Thể dục thể thao Phan Đình Phùng, Quận 3 (gọi tắt là Dự án nhà thi đấu Phan Đình Phùng), theo báo Đầu tư.
Theo báo cáo, Dự án được đầu tư trong khuôn viên khu đất rộng 14.417 m2 của nhà thi đấu Phan Đình Phùng cũ, tại Quận 3, TP.HCM.
Dự án dự kiến xây dựng 3 tầng nổi và 3,5 tầng hầm, tổng diện tích sàn xây dựng tối đa (tính cả phần ngầm) là 59.679 m2, chiều cao công trình là 28 m.
Nhà thi đấu Phan Đình Phùng sẽ đáp ứng cho nhu cầu tập luyện và thi đấu 13 môn thể thao như bóng chuyền, bóng rổ, đấu kiếm, cầu lông… Khán đài được thiết kế từ 4000-5000 ghế ngồi.
Dự án có tổng mức đầu tư dự kiến là 1.850 tỷ đồng, được đầu tư bằng vốn ngân sách Thành phố.
Thời gian thực hiện Dự án từ năm 2024-2029. Trong đó, năm 2024, sẽ lập, trình phê duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi. Năm 2025 thi tuyển phương án kiến trúc (nếu có); lập, trình phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi.
Năm 2026 sẽ lập, thẩm định phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công và dự toán; tổ chức lựa chọn nhà thầu thi công; khởi công xây dựng công trình. Năm 2027, tiếp tục thi công; năm 2028, hoàn thiện công trình, nghiệm thu đưa vào sử dụng. Năm 2029, sẽ quyết toán Dự án.
Với tiến độ như Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM đề xuất, dự án rất khó để khởi công trước ngày 30/4/2025 như chỉ đạo của Chủ tịch UBND Thành phố.
Dự án Trung tâm thể dục thể thao Phan Đình Phùng được xây dựng trên khu đất có diện tích 14.700m2 nằm 4 mặt tiền đường gồm: Pasteur - Nguyễn Đình Chiểu - Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Võ Văn Tần (quận 3).
Dự án được Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư theo hình thức BT từ năm 2008 và triển khai từ tháng 3/2010.
Chủ đầu tư dự án là liên danh gồm Công ty cổ phần phát triển Bất động sản Phát Đạt và Tổng Công ty cổ phần Đền bù giải tỏa. Trong đó, Phát Đạt là doanh nghiệp đã và đang phát triển nhiều dự án Bất động sản trong cả nước.
Dự án này ban đầu có tổng vốn đầu tư khoảng gần 1.000 tỉ đồng. Chủ đầu tư được giao khu đất 257 Trần Hưng Đạo (quận 1) để thanh toán.
Đến năm 2013, dự án tăng vốn đầu tư lên hơn 1.350 tỉ đồng. UBND TP.HCM sau đó đã xin bổ sung thêm khu đất tại 3-3 bis Phan Văn Đạt (quận 1) để thanh toán cho nhà đầu tư.
Năm 2016, dự án tiếp tục đội vốn đầu tư lên gần 2.000 tỉ đồng. Để thanh toán cho nhà đầu tư, TP.HCM tiếp tục bổ sung hai khu đất tại 181 đường Điện Biên Phủ (quận Bình Thạnh) và khu đất số 72/2B đường Võ Văn Ngân (TP. Thủ Đức).
Năm 2017, nhà đầu tư đã có một số động thái thi công nhưng do hợp đồng chính thức vẫn chưa được ký kết nên dự án sau đó tiếp tục “đắp chiếu”.
Cuối tháng 4/2024, UBND TP.HCM quyết định dừng thực hiện Dự án nhà thi đấu Phan Đình Phùng theo hình thức BT để chuyển sang đầu tư bằng vốn ngân sách Thành phố.
Hiện nay, khu “đất vàng” này chỉ được rào chắn bao quanh, phía bên trong một ít vật liệu xây dựng được chủ đầu tư tập kết, phần lớn diện tích đất chỉ để cỏ dại mọc um tùm.
-
Xem xét dừng dự án BT nhà thi đấu ngay trung tâm TP.HCM
Văn phòng UBND TP.HCM vừa có thông báo kết luận của Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi tại cuộc họp Tổ công tác dự án Xây dựng Trung tâm thể dục thể thao Phan Đình Phùng ngày 25/3 vừa qua.








-
Đường Võ Văn Kiệt dự kiến nối dài thêm 14,6km, xây dựng 6 cầu vượt sông
Ngày 16/5, Sở Xây dựng TP.HCM đã có báo cáo chi tiết về kế hoạch triển khai dự án nối dài tuyến đường Võ Văn Kiệt thêm 14,6km, bắt đầu từ Quốc lộ 1 đến ranh giới tỉnh Long An. Đây là dự án hạ tầng quy mô lớn, có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược ph...
-
Sẽ áp dụng hình thức công trình xây dựng khẩn cấp cho cao tốc TP.HCM – Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có công văn số 4279/VPCP-CN gửi Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng và Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà liên quan đến đề xuất của VEC về việc triển kha...
-
Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Văn Được: “Chiếc áo” cho doanh nghiệp nhà nước đã chật
Theo đồng chí Nguyễn Văn Được, “chiếc áo” của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) hiện đã chật chội, nhiều tầng nấc, khó quản lý. Vì vậy, cần thay "áo mới” tái cơ cấu để mở không gian phát triển mới, chống lãng phí, trong đó nghiên cứu các mô hình hoạt động...