Cận cảnh nhà máy Lego đã hoàn thiện- Ảnh VOV.
Nhà máy có diện tích lên tới 44ha, với 5 tòa nhà tổng diện tích sàn khoảng 150.000m2. Dự kiến, toàn bộ hoạt động sẽ được vận hành bằng năng lượng tái tạo từ đầu năm 2026.
Trong giai đoạn đầu, nhà máy có công suất khoảng 30.000 tấn sản phẩm mỗi năm, hướng đến phục vụ thị trường xuất khẩu khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Điều này giúp Lego giảm phụ thuộc vào thị trường phương Tây và giảm rủi ro từ các chính sách thuế đối ứng.
Bên cạnh dây chuyền sản xuất, Lego cũng đầu tư mạnh vào hệ thống năng lượng xanh đi kèm. Nhà máy sẽ được lắp đặt 12.400 tấm pin mặt trời áp mái. Ngoài ra, tập đoàn đã ký kết hợp tác với VSIP để xây dựng trung tâm năng lượng tích hợp giải pháp lưu trữ bằng pin quy mô lớn đầu tiên tại Việt Nam, dự kiến đi vào hoạt động cuối năm 2025. Phần nhu cầu năng lượng tái tạo còn lại sẽ được bù đắp thông qua các hợp đồng mua bán điện (PPA).
Trong những năm gần đây, Bình Dương đã đạt được nhiều thành tựu trong thu hút đầu tư nước ngoài. Bình Dương hiện là điểm đến hấp dẫn cho các doanh nghiệp FDI, đặc biệt là các tập đoàn quốc tế lớn. Ngoài LEGO, các tập đoàn như Aeon (Nhật Bản), Tetra Pak (Thụy Điển), Pandora (Đan Mạch) cũng đã đầu tư mạnh vào khu vực này.
Trong năm 2024, Bình Dương đã thu hút 96 dự án mới, 60 dự án điều chỉnh tăng vốn và 62 dự án góp vốn mua cổ phần. Trong số hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ có nhà đầu tư tại Bình Dương, trong đó các nhà đầu tư đến từ Singapore dẫn đầu với gần 309 triệu đô la Mỹ, chiếm 37,5% tổng vốn đăng ký.
Lũy kế đến nay, toàn tỉnh hiện có 4.322 dự án đầu tư từ 65 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng vốn đăng ký gần 41 tỷ USD. Bình Dương hiện đứng thứ 3 trong cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài, sau TP.HCM và Hà Nội.
Được biết, hiện nay, Bình Dương có 29 khu công nghiệp, với tổng diện tích 12.663ha, tỷ lệ cho thuê đất đạt 93,3% và 12 cụm công nghiệp với tổng diện tích 790ha, tỷ lệ cho thuê đất đạt 67,4%, đáp ứng được yêu cầu thu hút, bố trí các dự án đầu tư.
Một trong những khu công nghiệp thế hệ mới là Khu Công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP 3), thu hút nhiều nhà đầu tư quốc tế, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ cao. Hiện nay, khu công nghiệp này có hơn 30 công ty quốc tế quan tâm với tổng vốn đầu tư dự kiến lên đến 1,8 tỷ USD.
-
Những thông tin đầu tiên về tuyến metro hơn 64.300 tỷ đồng nối 4 thành phố của Bình Dương với TP.HCM
Tuyến metro đang được tỉnh Bình Dương nghiên cứu sẽ có chiều dài khoảng hơn 32km, đi qua các khu vực Tân Uyên, Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An. Tổng vốn đầu tư của dự án lên đến hơn 64.300 tỷ đồng.
-
Bình Dương khởi công khu nhà ở xã hội lớn nhất lịch sử: Hàng trăm nghìn người lao động sắp có nhà
Ngày 9/3, tỉnh Bình Dương chính thức khởi công dự án nhà ở xã hội (NƠXH) Hòa Phú tại phường Hòa Phú, TP Thủ Dầu Một. Với tổng diện tích gần 27 ha, đây là khu NƠXH lớn nhất từ trước đến nay tại địa phương, kỳ vọng mang đến hàng chục nghìn căn hộ cho người thu nhập thấp, góp phần hiện thực hóa giấc mơ “an cư lạc nghiệp” của công nhân và người lao động.
-
Khu công nghiệp hơn 1 tỷ USD tại Bình Dương dự kiến khởi công trong tháng 9
Bình Dương yêu cầu chủ đầu tư phối hợp với sở, ngành, địa phương của tỉnh để hoàn chỉnh các thủ tục pháp lý về đầu tư, xây dựng để dự án khởi công Khu công nghiệp có diện tích 786 ha với tổng mức đầu tư khoảng 26.000 tỷ đồng vào tháng 9/2025.







-
Bình Dương đề xuất TP.HCM sử dụng chung depot Long Bình cho tuyến metro hơn 64.000 tỷ đồng
Tỉnh Bình Dương đề nghị dùng chung depot Long Bình của tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên, cho dự án tàu điện đầu tiên của tỉnh kết nối TP.HCM về Thủ Dầu Một.
-
Vì sao thương vụ lịch sử của chứng khoán Việt Nam bất ngờ bị hoãn?
Đây là thương vụ chào bán có quy mô lớn nhất trong lịch sử thị trường chứng khoán Việt Nam nhưng doanh nghiệp vừa thông báo tạm hoãn.
-
Chính sách thanh toán ưu đãi cho người mua căn hộ The Gió Riverside
Tập đoàn BĐS An Gia (Mã: AGG) công bố các chính sách thanh toán và đồng hành tài chính, giúp người mua dễ dàng sở hữu căn hộ cao cấp ven sông The Gió Riverside tại khu Đông TP.HCM.