Hệ thống hạ tầng phát triển kích thích thị trường bất động sản tăng trưởng
Nhận diện cơ hội, điều chỉnh chiến lược
Các nhà đầu tư đang có xu hướng thanh lý bớt danh mục sản phẩm, bán bớt những bất động sản ít biên độ tăng trưởng và mua vào những bất động sản giá rẻ để chờ thời cơ. Những bất động sản được các nhà đầu tư ra hàng nhiều nhất là sản phẩm cao cấp, vượt quá khả năng chi trả của phần đông người dân. Thay vào đó, họ mua vào những sản phẩm giá rẻ, các dự án ở khu vực tiềm năng đã hiện rõ.
Anh Bình Nguyễn (TP.HCM) cho biết cách đây hơn một tháng, anh đã bán đi một căn hộ cao cấp tại TP.HCM và 2 lô đất nền tại thành phố Thủ Dầu Một đã đầu tư từ vài năm trước với mức lợi nhuận hơn 50%. Anh đã dùng toàn bộ số tiền thu được đầu tư một loạt sản phẩm đất nền tại Tân Uyên và Phú Giáo.
Các khu đô thị mới phát triển tại Bình Dương đang thu hút nhiều nhà đầu tư bất động sản
Anh Bình cho rằng, thị trường đang chuyển hướng sang các sản phẩm đáp ứng nhu cầu thực, giá hợp lý với thu nhập của người dân. Vì thế, bán bớt các sản phẩm cao cấp là hợp lý vì giá khó có thể tăng thêm, thanh khoản cũng khó khăn. Ngược lại, bỏ vốn vào các sản phẩm giá rẻ, nhu cầu đang tăng cao thì vừa đảm bảo thanh khoản vừa có thể tối đa hóa lợi nhuận.
“Giai đoạn này thị trường cần những sản phẩm thật, giá trị thật. Nếu chọn lựa đầu tư những sản phẩm tại các khu vực đang bắt đầu phát triển, nhiều hạ tầng lớn và khu công nghiệp mới được đầu tư thì không thể thua được”, anh nói.
Không riêng anh Bình, câu chuyện tái cơ cấu danh mục đầu tư đang là vấn đề nóng của nhiều nhà đầu tư sau giai đoạn thị trường tăng nóng. Bên cạnh các sản phẩm giá cao, nhiều nhà đầu tư còn muốn bán ra những sản phẩm trót đầu tư theo phong trào tại các khu vực quá xa các đô thị lớn như Bình Phước, Tây Ninh, Daklak… vốn ít dân cư và hạ tầng kém phát triển.
“Khi thị trường nóng sốt, nhiều nhà đầu tư trót theo phong trào mua đất giá rẻ ở các khu vực quá xa nay vẫn phải ôm “trái đắng”. Qua cơn sốt thì các sản phẩm này thanh khoản còn khó chứ chưa nói đến tăng giá”, ông H.L, giám đốc một sàn giao dịch tại Bến Cát, nhận định.
Bất động sản liền kề khu công nghiệp sẽ bùng nổ?
Theo công bố thông tin thị trường bất động sản quý 2-2022 của Bộ Xây dựng, giao dịch đất nền vẫn giữ thế chủ đạo trên thị trường, đặc biệt là sản phẩm giá rẻ. Tại khu vực phía Nam có 34.291 giao dịch sản phẩm căn hộ nhưng phân khúc đất nền ghi nhận đến 104.479 giao dịch.
Xét chung về giá nhà ở riêng lẻ và đất nền trong quý 2, Bộ Xây dựng ghi nhận mức cao nhất tại thị trường TP.HCM là dự án Villa Riviera với 249 triệu đồng/m2. Trong khi đó, các khu vực vùng ven giáp ranh TPHCM mặt bằng giá cũng rất cao. Cụ thể, tại Bình Dương giá cao nhất khoảng 85 triệu đồng/m2 còn tại Đồng Nai lên đến 180 triệu đồng/m2.
Một khu công nghiệp mới phát triển thu hút nhiều doanh nghiệp FDI tại Phú Giáo
Số liệu tổng hợp của Bộ Xây dựng ghi nhận nửa đầu năm 2022 các dự án mở bán đều được thị trường hấp thụ. Lượng sản phẩm tồn kho hiện nay chỉ ở phân khúc căn hộ, nhà ở cao cấp, bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng và các dự án ở vị trí không thuận lợi.
Thực tế, sau đại dịch Covid 19, thị trường bất động sản chứng kiến mặt bằng giá tăng nhanh trên diện rộng. Đây là lý do khiến nhiều nhà đầu tư chuyển hướng sang phân khúc giá còn thấp, các khu vực mới phát triển để tìm kiếm lợi nhuận tối đa.
Bất động sản là loại tài sản khá đặc biệt, nếu lựa chọn đúng thì có thể thu được lợi nhuận rất lớn. Đơn cử tại Bình Dương, nhiều nhà đầu tư nhanh nhạy đầu tư đất nền tại hai thị xã sắp lên thành phố là Tân Uyên và Bến Cát hồi đầu năm thì nay đã thu được lợi nhuận không dưới 30%. Bên cạnh đó, thị trường Phú Giáo cũng có mức tăng giá ấn tượng.
Những địa phương này đang được đầu tư các hạ tầng và bổ sung hàng chục khu công nghiệp lớn. Về hạ tầng nổi bật là nâng cấp quốc lộ 14, ĐT 741, ĐT 747, trục động lực Tân Uyên – Phú Giáo – Đồng Phú, đường tạo lực Bình Dương – Đồng Phú, đại lộ Mỹ Phước – Tân Vạn, Vành đai 4 và cao tốc TP.HCM – Bình Dương – Bình Phước… Tân Uyên – Phú Giáo – Bến Cát cũng hứa hẹn trở thành “thủ phủ” công nghiệp khi bên cạnh các cụm công nghiệp Tam Lập, Phước Hòa, Thái Bình Dương, Bố Lá, Vĩnh Hòa... còn đang phát triển một loạt dự án mới gồm Tân Bình 2, Vĩnh Lập, Tam Lập, An Linh, An Bình, VSIP IV.
“Làn sóng đầu tư bất động sản gần khu công nghiệp đang đứng trước cơ hội bùng nổ bởi nhu cầu phát triển công nghiệp của Việt Nam đang tăng mạnh. Đặc biệt, những khu vực mới như phía Bắc tỉnh Bình Dương sẽ kéo theo hàng loạt yếu tố phát triển về hạ tầng, logistics, thương mại - dịch vụ… chính là thời cơ để các nhà đầu tư đón sóng tốt nhất”, anh Bình nhận định.








-
“Soi” giá bán các dự án căn hộ dọc tuyến đường nghìn tỷ sắp được mở rộng lên 60m tại khu Đông TP.HCM
Khoảng 6,3km đường Quốc lộ 13 đoạn từ cầu Bình Triệu, Thủ Đức đến cầu Vĩnh Bình, Thuận An sẽ được mở rộng từ 25-30m lên 60m với 10 làn xe và dự kiến khởi công cuối năm 2025. Trước thời điểm triển khai, thị trường căn hộ dọc hai bên tuyến đường này đa...
-
CBRE sẽ quản lý vận hành dự án La Pura
CBRE là đơn vị quản lý vận hành chính thức dự án La Pura - toạ lạc ngay mặt tiền Quốc lộ 13, phường Bình Hòa, TP.HCM. Sự đồng hành của CBRE trong vai trò quản lý vận hành mang đến cho cư dân một môi trường sống chất lượng và hoàn chỉnh, đồng thời bảo...
-
Nhà đầu tư “dịch chuyển” về đô thị cạnh khu công nghiệp, có gì hấp dẫn?
Hiện nay, giá bất động sản tại khu vực trung tâm TP.HCM đang ở mức quá cao, biên độ tăng giá không còn hấp dẫn như trước. Điều này thúc đẩy nhiều nhà đầu tư dịch chuyển dòng tiền sang khu vực sát cạnh, nhất là các khu đô thị all-in-one gần các khu cô...