Mới đây, Bộ Công Thương đã ban hành quyết định điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm cáp thép dự ứng lực được phân loại theo các mã HS: 7312.10.91 và 7312.10.99 từ Trung Quốc, Thái Lan và Malaysia.
Việt Nam điều tra chống bán phá giá cáp thép dự ứng lực nhập khẩu
Theo Bộ Công Thương, vụ việc được khởi xướng điều tra dựa trên hồ sơ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá được nộp ngày 9/8/2022 bởi đại diện của ngành sản xuất trong nước.
Cụ thể, ngành sản xuất trong nước đã cáo buộc các sản phẩm cáp thép dự ứng lực nhập khẩu từ 3 quốc gia trên đã và đang bán phá giá vào thị trường Việt Nam. Các doanh nghiệp cho rằng hành vi bán phá giá này là nguyên nhân chính ngăn cản đáng kể sự hình thành của ngành sản xuất sản phẩm cáp thép dự ứng lực của Việt Nam.
Như vậy, sau khi có quyết định điều tra, Bộ Công Thương sẽ gửi bản câu hỏi điều tra tới các bên liên quan để thu thập thông tin, phân tích, đánh giá các nội dung cáo buộc gồm: hành vi bán phá giá của các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu của các nước bị điều tra; xác định việc ngăn cản đáng kể sự hình thành của ngành sản xuất trong nước; mối quan hệ nhân quả giữa hành vi bán phá giá và ngăn cản đáng kể sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
Đồng thời, Bộ Công Thương sẽ thực hiện việc thẩm tra, xác minh lại các thông tin do các bên liên quan cung cấp trước khi hoàn thành kết luận điều tra chính thức về vụ việc. Bộ này cũng sẽ tổ chức tham vấn công khai để các bên liên quan trực tiếp trao đổi, cung cấp thông tin, bày tỏ quan điểm về vụ việc trước khi đưa ra kết luận cuối cùng.
Theo quy định của Luật Quản lý Ngoại thương, trong trường hợp cần thiết, căn cứ vào kết quả điều tra sơ bộ, Bộ Công Thương có thể áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời.
Do đó, Bộ Công thương khuyến nghị tất cả các tổ chức, cá nhân đang xuất nhập khẩu, phân phối, kinh doanh, sử dụng hàng hóa bị điều tra đăng ký làm bên liên quan và cung cấp các thông tin cần thiết tới Bộ để đảm bảo quyền và lợi ích của mình theo quy định của pháp luật.
-
Sức ép lên ngành thép Việt ngày một lớn khi quốc gia này ồ ạt bán sắt thép ra thế giới
Việc tăng cường xuất khẩu của Trung Quốc sẽ gây sức ép với thị trường Việt Nam ngay sát bên, đặc biệt trong bối cảnh thị trường bất động sản, xây dựng vẫn trầm lắng khiến nhu cầu tiêu thụ lao dốc.
-
Chuyện chưa từng có trong lịch sử đang xảy ra với quốc gia sản xuất thép lớn thứ hai thế giới
Trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 10/2024, Trung Quốc đã xuất khẩu 1,7 triệu tấn thép thành phẩm sang Ấn Độ, tăng 35,4% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt mức cao nhất từ trước đến nay.
-
Rà soát chống bán phá giá thép hình chữ H Trung Quốc: Kết quả mới nhất đã có
Quyết định mới của Bộ Công Thương sẽ áp thuế chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép hình chữ H xuất xứ Trung Quốc ở mức 13,38%. Mức thuế này sẽ được áp dụng đến hết ngày 5/9/2027....
-
Một mặt hàng bị Mỹ áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu, Việt Nam thu về 5,2 triệu USD khi xuất bán sang nước này
Tổng thống Mỹ, Joe Biden đã ban hành quyết định áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu với sản phẩm xơ sợi staple nhân tạo từ polyester (Fine Denier Polyester Staple Fiber) nhập khẩu vào Mỹ.