Ảnh minh hoạ.
Trong khi đó, tiền gửi của các tổ chức kinh tế gửi vào hệ thống ngân hàng giảm 3,45%, từ 5.953.705 tỷ đồng xuống còn 5.748.486 tỷ đồng, tương đương giảm 205.219 tỷ đồng.
Đáng chú ý, mức tăng trưởng tiền gửi của dân cư vào hệ thống ngân hàng tăng cao hơn gấp đôi so với mức tăng trưởng cho vay của nền kinh tế. Đến hết tháng 5/2023, tín dụng nền kinh tế đạt khoảng 12,3 triệu tỷ đồng, chỉ tăng khoảng 3,17% so với cuối năm 2022.
Số liệu của Ngân hàng Nhà nước cũng cho thấy, tiền gửi của dân cư vào ngân hàng tăng trưởng liên tục từ tháng 9 năm ngoái đến tháng 5 năm nay, mặc dù lãi suất tiền gửi đã có điều chỉnh giảm.
So với cuối năm 2022, lãi suất huy động đã giảm đáng kể khi Ngân hàng Nhà nước có 4 lần hạ lãi suất điều hành.
Trên thị trường, tính đến nay, lãi suất tiền gửi kỳ hạn giảm sâu so với cuối năm ngoái và quý 1 vừa qua. Mức lãi suất huy động 9%/năm không còn mà phổ biến là dưới quanh 7%/năm áp dụng với kỳ hạn dài.
Trong 6 tháng cuối năm, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết Ngân hàng Nhà nước sẽ điều hành lãi suất phù hợp với cân đối vĩ mô, lạm phát và mục tiêu chính sách tiền tệ; tiếp tục có các giải pháp chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí để giảm mặt bằng lãi suất cho vay, cắt giảm các loại phí không cần thiết nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh.