Bảng giao dịch chứng khoán ngày 06/3/2023
Tuy nhiên, theo Luật sư Phạm Thanh Hữu (Đoàn luật sư TP. Hồ Chí Minh), Nghị định 08/2023/NĐ-CP chỉ là điều kiện cần, chính năng lực của doanh nghiệp bất động sản mới là điều kiện đủ, yếu tố quyết định và mang tính sự sống còn của họ.
Trước tiên, phải khẳng định Nghị định 08 thể hiện sự lắng nghe và đồng hành của Chính phủ với doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp bất động sản nói riêng đang gặp khó khăn về việc thanh toán khoản nợ trái phiếu đến hạn. Đây được xem là điều kiện cần, tháo gỡ vướng mắc pháp lý cho doanh nghiệp đang gặp khó khăn (tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đàm phán với người sở hữu trái phiếu).
Hai nội dung mấu chốt của Nghị định 08 là: (i) trường hợp doanh nghiệp không thể thanh toán đầy đủ, đúng hạn nợ gốc, lãi trái phiếu cho nhà đầu tư thì có thể thanh toán bằng tài sản khác; (ii) có thể kéo dài kỳ hạn của trái phiếu tối đa 02 năm.
Với quy định mới này, phần nào giúp doanh nghiệp tránh được nguy cơ phá sản (đến hạn trả nợ trái phiếu mà không có tài sản để thanh toán). Tuy nhiên, các quy định mới nêu trên chỉ dừng ở mức có thể chứ không phải mặc nhiên cho doanh nghiệp quyền đó; yếu tố quyết định nằm ở chỗ người sở hữu trái phiếu có đồng ý hay không.
Do đó, yếu tố mang tính sống còn của các doanh nghiệp trong trường hợp này chính là năng lực của họ về việc thuyết phục người sở hữu trái phiếu. Năng lực của doanh nghiệp bao gồm (i) nội lực của họ, có nguồn tài sản khác để thanh toán đầy đủ nợ gốc, lãi trái phiếu cho nhà đầu tư; (ii) tiềm lực trong tương lai, ở thời điểm hiện tại doanh nghiệp không đủ tài sản để thanh toán nợ gốc, lãi trái phiếu cho nhà đầu tư nhưng doanh nghiệp vạch ra được kế hoạch khả thi, lấy được niềm tin từ nhà đầu tư thì họ sẽ tin tưởng cho phép gia hạn thời hạn thanh toán trái phiếu.
Ngược lại, doanh nghiệp không đủ năng lực (không có nguồn tài sản khác để thanh toán đầy đủ nợ gốc, lãi trái phiếu cho nhà đầu tư; nhà đầu tư không tin tưởng, không đồng ý gia hạn thời hạn thanh toán trái phiếu) thì nguy cơ doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản vẫn kề bên họ.
Luật sư Phạm Thanh Hữu (Đoàn luật sư TP. Hồ Chí Minh)
Như vậy, ngay lúc này, các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp bất động sản nói riêng đang gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ trái phiếu đến hạn cần hiểu rõ rằng: “Nghị định 08 là điều kiện cần về mặt pháp lý (tạo cơ hội cho doanh nghiệp và người sở hữu trái phiếu đàm phán chứ không phải phép màu giải quyết được mọi khó khăn của doanh nghiệp); yếu tố quyết định và mang tính sống còn nằm ở chỗ năng lực, sự thuyết phục nhà đầu tư của chính doanh nghiệp”.
Điều 5. Người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản – Luật Phá sản 2014 1. Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán. … |
-
Hơn 43% giá trị trái phiếu doanh nghiệp sắp đáo hạn là trái phiếu bất động sản
Từ 4/10 đến cuối năm 2024, tổng giá trị trái phiếu đáo hạn là 78.878 tỷ đồng. Trong đó, có 43,5% giá trị trái phiếu đáo hạn thuộc nhóm bất động sản với khoảng 34.317 tỷ đồng.
-
VnDirect: Các chiến lược tài chính khéo léo sẽ là chìa khoá giúp nhóm bất động sản vượt áp lực đáo hạn trái phiếu
Công ty Chứng khoán VnDirect cho rằng các doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức lớn trong các quý tiếp theo khi áp lực đáo hạn trái phiếu gia tăng. Các chiến lược tài chính khéo léo cùng với sự hỗ trợ từ phía ...
-
Trái phiếu đáo hạn: Công ty bất động sản có được khất nợ qua năm 2025?
Tôi có mua trái phiếu doanh nghiệp của một công ty bất động sản tương đối lớn và uy tín ở thời điểm mua; tuy nhiên, hiện tại họ đang gặp khó khăn trong tài chính, khả năng cao là không có nguồn tiền để trả nợ trái phiếu đúng hạn trong năm 2024....