Trước những biện pháp trừng phạt của EU và Mỹ đối với Nga, ngành thép nước này dự kiến sẽ chuyển hướng xuất khẩu sang thị trường châu Á.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chỉ thị cho chính phủ nước này lên kế hoạch một chiến lược để phát triển ngành thép trong nước đến năm 2030. Theo đó, chiến lược mới sẽ không chỉ giúp tăng trưởng tiêu thụ thép trong nước mà còn định hướng lại nguồn cung xuất khẩu thép sang các nước châu Á.

Ngành xuất khẩu thép Nga chuyển hướng sang thị trường châu Á khi các lệnh trừng phạt gia tăng

Theo đó, trong cuộc gặp với các nhà lãnh đạo ngành công nghiệp luyện kim của Nga mới đây, ông Putin nói rằng cần phải hỗ trợ và kích thích nhu cầu trong nước đối với các sản phẩm thép, bao gồm cả việc xây dựng các dự án xây dựng trong nước.

Tổng thống tuyên bố, chiến lược mới sẽ không chỉ giúp tăng trưởng tiêu thụ thép trong nước mà còn định hướng lại nguồn cung, chuyển hướng xuất khẩu thép sang thị trường các nước châu Á.

Kể từ khi căng thẳng địa chính trị leo thang, nhiều nhà nhập khẩu đã huỷ đơn hàng mua thép từ Nga. Động thái “tự trừng phạt” này có thể mất khoảng vài tháng để thấy rõ tác động của nó. Điều này có vẻ tác động tốt đối với giá quặng sắt và thép, do nguồn cung có khả năng bị thắt chặt, đặc biệt là ở châu Âu, nơi đã mua phần lớn hàng từ Nga và Ukraine.

Nhưng điều này cũng có thể khiến thép Nga chuyển hướng sang châu Á nhiều hơn, do các nhà xuất khẩu tìm kiếm thị trường mới cho các sản phẩm không còn được người châu Âu mua.

Thị trường thép châu Á có thể bị chao đảo, đặc biệt nếu các sản phẩm thép của Nga được giảm giá mạnh dự báo sẽ ảnh hưởng đến các nhà cung cấp thép trong khu vực như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc và cả Việt Nam.

Ngược lại, các doanh nghiệp thép ở châu Á có thể tìm thấy cơ hội mới để xuất khẩu mặt hàng sang thị trường châu Âu, khi mà nguồn cung sắt thép ở châu Âu đang thị thiếu nghiêm trọng.

Theo số liệu của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), EU đứng thứ 3 trong top các thị trường xuất khẩu thép của Việt Nam chiếm 13% tỷ trọng, tương đương 1,6 triệu tấn trong năm 2021. Hiện, giá thép HRC tại châu Âu hiện đang trong xu hướng phục hồi sau đà giảm mạnh cuối năm ngoái. Việc chênh lệch giá thép ở Châu Âu sẽ giúp các công ty thép Việt Nam sẽ tiếp tục hưởng lợi từ xuất khẩu, đặc biệt từ thị trường Châu Âu và Mỹ.

Nhìn chung, tác động của việc Nga chuyển hướng sang thị trường châu Á do các nhà xuất khẩu tìm kiếm thị trường mới cho các sản phẩm không còn được người châu Âu mua. Thị trường thép châu Á có thể bị chao đảo và dự kiến các dòng chảy thương mại sẽ có sự điều chỉnh lại.

Hữu Việt
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.