Trước phản ứng không đồng thuận từ phía công chúng và nhiều chuyên gia khi Tổng cục Thuế yêu cầu rà soát đưa gần 600 nghìn hộ kinh doanh trong đó có các hộ, cá nhân kinh doanh quán cóc, quán vỉa hè, xe ôm... để đưa vào diện quản lý Thuế, mới đây cơ quan Quản lý Thuế đã lên tiếng giải thích.
Cụ thể, đại diện Tổng cục Thuế nói hiện vẫn còn 581.700 hộ kinh doanh nằm ngoài hoạt động quản lý thường xuyên của cơ quan thuế. Để xác định chính xác số liệu chênh lệch nêu trên có thực sự là số lượng hộ kinh doanh mà ngành thuế chưa đưa vào quản lý hay không, Tổng cục Thuế đã yêu cầu các địa phương rà soát tại địa bàn, phát hiện và đưa vào diện quản lý những hộ kinh doanh còn bỏ sót.
Lý giải rõ hơn về con số hơn nửa triệu hộ kinh doanh chưa đưa vào diện quản lý, ngành thuế cho biết số liệu tổng điều tra thống kê năm 2017 của Tổng cục Thống kê cho thấy, số cơ sở kinh tế cá thể là hơn 4,3 triệu cơ sở. Trong khi đó, số lượng hộ kinh doanh đang quản lý thường xuyên của cơ quan thuế năm 2018 là gần 1,7 triệu hộ.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự chênh lệch lớn về số liệu là do có sự khác nhau giữa tiêu chí thống kê và tiêu chí quản lý thuế. Cụ thể, mục tiêu của việc thống kê là nhằm đánh giá sự phát triển về lao động, thu nhập trong dân cư, từ đó xác định mức độ đóng góp vào GDP, cơ cấu, phân bổ địa bàn... Do đó, bất cứ thành phần dân cư nào có phát sinh hoạt động sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ có phát sinh thu nhập, dù là chỉ đủ nuôi sống bản bản thân và gia đình, cũng thuộc diện được tính vào điều tra thống kê.
Trong khi ấy, tiêu chí quản lý của cơ quan thuế là những đối tượng thuộc diện chịu thuế theo Luật thuế. Đặc biệt, trong điều kiện số lượng hộ kinh doanh quá lớn, nhân lực ngành thuế có hạn thì việc quản lý thuế hiện nay chủ yếu tập trung vào các hộ kinh doanh có tính thường xuyên, ổn định, quy mô lớn và vừa, các hộ kinh doanh trong lĩnh vực cung cấp đầu vào cho doanh nghiệp.
Đối với nhóm hộ kinh doanh quy mô nhỏ, chỉ đủ bù đắp cuộc sống bản thân và gia đình, cơ quan thuế còn chưa đưa vào diện quản lý như cá nhân kinh doanh không thường xuyên tại chợ tạm, chợ cóc, các khu vực giải tỏa, vỉa hè; cá nhân là nghề xe ôm, bốc vác, làm thuê,...
Sau khi loại trừ các nhóm kinh tế cá thể khác tiêu chí quản lý thường xuyên của cơ quan thuế như nêu trên, theo bà Lan, số liệu chênh lệch vẫn còn là 581.700 hộ kinh doanh.
Vị địa diện này nhấn mạnh, để xác định chính xác số liệu chênh lệch nêu trên có thực sự là số lượng hộ kinh doanh mà ngành thuế chưa đưa vào quản lý hay không, Tổng cục Thuế đã có văn bản yêu cầu các địa phương rà soát để phát hiện và đưa vào diện quản lý những hộ kinh doanh còn bỏ sót.
-
GDP Việt Nam năm 2018 tăng cao nhất trong 10 năm trở lại đây
CafeLand - Theo Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia (NFSC), kinh tế Việt Nam năm 2018 ước tính tăng trưởng 6,9% - 7,0%, mức cao nhất trong 10 năm trở lại đây nhờ vào động lực chính là ngành công nghiệp chế biến chế tạo và ngành dịch vụ.