CafeLand - Báo cáo gần đây của JLL cho biết, tổng lượng đầu tư trực tiếp vào thị trường bất động sản thương mại toàn cầu đã vượt mức 700 tỷ USD trong năm 2015. Trong đó, New York, Luân Đôn là 2 thành phố thu hút nhiều nhà đầu tư nhất.

Tổng lượng đầu tư vào thị trường bất động sản thương mại toàn cầu năm 2015 vượt mức 700 tỷ USD

Theo JLL, năm 2015 các nhà đầu tư là các tổ chức tiếp tục rót vốn vào thị trường bất động sản và tập trung vào các phân khúc như nhà ở cho học sinh, chăm sóc sức khỏe và cho thuê nhà riêng.

Tại Diễn đàn Kinh tế thế giới diễn ra tại Davos vừa qua, các nhà lãnh đạo và chính trị gia trên thế giới đã thảo luận và đưa ra nhận định rằng bất động sản đang đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu, điều này diễn ra tại cả những thị trường phát triển cũng như những thị trường mới nổi.

Theo ông Colin Dyer, CEO của JLL, thị trường bất động sản thương mại đã có một năm tăng trưởng tốt và tự tin rằng thị trường có thể đạt giá trị 1000 tỷ USD trung bình mỗi năm, tính tới đầu năm 2020. Trong khi đó, 6 thị trường bao gồm New York, Luân Đôn, Tokyo, Paris, Hongkong và Singapore sẽ tiếp tục dẫn đầu về khối lượng giao dịch, thời gian tới nhiều thị trường sẽ phát triển mạnh hơn và cạnh tranh với các thị trường trên.

JLL đưa ra những diễn biến chính của thị trường bao gồm:

Nhu cầu của nhà đầu tư cho phân khúc bất động sản hạng sang tại các đô thị đã đạt con số cao kỉ lục trong năm 2015, trong đó, New York đã vượt qua Luân Đôn về lượng giao dịch khi đạt 92 tỷ USD, hai thị trường New York và Luân Đôn chiếm 13% trong tổng số lượng giao dịch toàn thị trường.

Các thành phố của Mỹ chiếm gần một nửa trong số 30 thành phố năm 2015, trong đó các thị trường Seatlle, San Diego và Miami có hoạt động đầu tư tăng trưởng ở mức cao nhất và lọt vào top 30.

Nhìn tổng thể, lượng giao dịch bất động sản thương mại trong năm 2015 chỉ thấp hơn 1% so với năm 2014 (đạt 704 tỷ USD) và thấp hơn 7% so với thời kì thị trường đạt đỉnh vào năm 2007 (758 tỷ USD).

Lượng đầu tư trực tiếp vào phân khúc bất động sản thương mại tại các thị trường mới nổi (bao gồm cả Trung Quốc) đã giảm từ 8% trong năm 2014 xuống còn 5,5% trong năm 2015. Nguyên nhân là do nền kinh tế Trung Quốc giảm tăng trưởng, giá cả hàng hóa giảm và những tác động tiêu cực của việc Mỹ nâng lái suất tác động tới đồng tiền của một số thị trường mới nổi. Các khu vực như Thượng Hải, Bắc Kinh cũng là những thị trường có tốc độ tăng trưởng tốt trong năm 2015.

D.H (WPJ)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.