Nam Định khuyến khích đầu tư phát triển các ngành công nghiệp mới, có tiềm năng như công nghiệp luyện thép và sản phẩm sau thép; năng lượng tái tạo; chế biến khí… gắn với không gian vùng kinh tế biển.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà mới đây đã ký Quyết định 1729/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Nam Định thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Mục tiêu cụ thể đến năm 2030, Nam Định phấn đấu tốc độ tăng GRDP bình quân giai đoạn 2021 - 2030 khoảng 9,5%/năm.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, đến năm 2030, tỷ trọng ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản chiếm khoảng 12%; công nghiệp - xây dựng chiếm khoảng 50%; dịch vụ chiếm khoảng 38%.

GRDP bình quân đầu người đến năm 2030 đạt khoảng 160 - 180 triệu đồng.

Về các nhiệm vụ trọng tâm, sẽ tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp nhiều tuyến giao thông huyết mạch quan trọng kết nối trung tâm vùng, trọng điểm. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thu hút đầu tư vào khu kinh tế, các khu, cụm công nghiệp.

Đẩy mạnh phát triển kinh tế biển (công nghiệp biển, du lịch biển, vận tải biển, khai thác các nguồn lợi của biển). Bên cạnh đó, phát triển các ngành, lĩnh vực công nghiệp mới như luyện thép và sản phẩm sau thép, điện gió, điện khí, chế biến khí… gắn với không gian vùng kinh tế biển.

Phối cảnh dự án tổ hợp nhà máy thép của Tập đoàn Xuân Thiện tại huyện Nghĩa Hưng, Nam Định

Về phương hướng phát triển các ngành, lĩnh vực quan trọng, trong đó, với ngành công nghiệp, Nam Định sẽ chú trọng phát triển công nghiệp trở thành ngành kinh tế động lực chủ đạo thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đưa Nam Định trở thành một trong những trung tâm công nghiệp của Vùng Nam đồng bằng sông Hồng.

Đến năm 2030, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng trong GRDP của tỉnh Nam Định chiếm trên 50%.

Tiếp tục phát triển các ngành công nghiệp truyền thống như dệt may, da giày; cơ khí, điện tử; hoá dược, dược phẩm… theo hướng tập trung vào các sản phẩm có đặc thù riêng, sản phẩm cao cấp, tham gia vào chuỗi giá trị.

Đồng thời, khuyến khích thu hút đầu tư phát triển một số ngành công nghiệp mới, có tiềm năng như công nghiệp luyện thép và sản phẩm sau thép; năng lượng tái tạo; chế biến khí theo hướng công nghệ tiên tiến, tự động hóa cao, thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng.

Phát triển ngành xây dựng theo hướng hiện đại, kỹ thuật chuyên sâu. Thu hút đầu tư sản xuất các sản phẩm vật liệu xây dựng trên cơ sở tài nguyên khoáng sản địa phương và tận dụng thứ phẩm của ngành công nghiệp, giảm chất thải ra môi trường.

Thiên An
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.